Giao thông Nhật Bản và những điều bạn nên biết

Nhật Bản đất nước tiên tiến về công nghệ, phát triển về khoa học và kĩ thuật thì tất nhiên sẽ có nhiều đổi mới trong giao thông hạ tầng. Giao thông Nhật Bản luôn phát triển không ngừng. Dù bạn sinh sống ở Nhật nhiều năm đi nữa nhưng cũng có thể nhiều điều trong bài viết dưới đây khiến bạn phải thốt lên bất ngờ.

Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông chủ yếu là tàu điện, xe bus, taxi, xe đạp. Đây là những phương tiện giao thông nội thành và có giá thành tương đối rẻ. Để đi đến các thành phố khác có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), máy bay, tàu thuyền. Các phương tiện giao thông ở Nhật có thể bị tạm dừng nếu thời tiết xấu, tuy nhiên trường hợp này hầu như không có. Duy chỉ có xe bus và taxi hay bị ảnh hưởng bởi kẹt xe nên có sự chậm chễ, còn các phương tiện khác thời gian khá chính xác.

Một điều bạn cần lưu ý về văn hóa giao thông Nhật Bản đó là khoảng thời gian từ tối đến đêm, phương tiện giao thông sẽ giảm đi nhiều, không có xe bus. Nếu muốn đi lại thoải mái, tự do, mọi lúc mọi nơi và đảm bảo an toàn thì phương tiện duy nhất nên chọn taxi, nhưng giá taxi vào giờ khuya khá cao.

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Tour du lịch Nhật Bản trọn gói có tại: Tranletour.vn

Phương tiện giao thông Nhật Bản

Tại Nhật Bản, các phương tiện giao thông chủ yếu là tàu điện, xe bus, taxi, xe đạp. Đây là những phương tiện giao thông nội thành và có giá thành tương đối rẻ. Để đi đến các thành phố khác có thể sử dụng thêm Shinkansen (tàu điện tốc độ cao), máy bay, tàu thuyền.

Các phương tiện giao thông Nhật Bản có thể bị tạm dừng nếu thời tiết xấu, tuy nhiên trường hợp này hầu như không có. Duy chỉ có xe bus và taxi hay bị ảnh hưởng bởi kẹt xe nên có sự chậm chễ, còn các phương tiện khác thời gian khá chính xác. Một điều bạn cần lưu ý về văn hóa giao thông Nhật Bản đó là khoảng thời gian từ tối đến đêm, phương tiện giao thông sẽ giảm đi nhiều, không có xe bus. Nếu muốn đi lại thoải mái, tự do, mọi lúc mọi nơi và đảm bảo an toàn thì phương tiện duy nhất nên chọn taxi, nhưng giá taxi vào giờ khuya khá cao.

GIAO THÔNG NHẬT BẢN
GIAO THÔNG NHẬT BẢN

Hệ thống các phương tiện giao thông Nhật Bản

Giao thông Nhật Bản – Tàu điện

Khi nhắc đến các phương tiện giao thông Nhật Bản thì đầu tiên phải kể đến là hệ thống tàu điện, gồm tàu thường, tàu nhanh, tàu tốc hành, tàu tốc hành đặc biệt và tàu cao tốc Shinkansen. Trong đó, tàu cao tốc Shinkansen là nhanh nhất và rất nổi tiếng trên thế giới, trở thành một “đặc sản” phải trải nghiệm khi đến Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhật Bản có 3 đường tàu chính là đường tàu điện ngầm, đường tàu của các công ty tư nhân và phổ biết nhất là đường tàu của công ty đường sắt JR Group (Japan Railways Group).

Có thể nói rằng, 15 phút là quá nhiều cho một quãng đường từ nhà đến ga tàu điện bởi hệ thống tàu điện ở Nhật rất chằng chịt và ga tàu được xây dựng ở khắp mọi nơi nhằm phục vụ sự đi lại của người dân. Ngoài ra, chi phí rẻ cũng là một điểm cộng để những khách du lịch chọn tàu điện là phương tiện chính cho các chuyến đi của mình.

TÀU ĐIỆN NGẦM
TÀU ĐIỆN NGẦM NHẬT BẢN

Xe đạp

Không sai khi nói rằng đây là một đất nước của những chiếc xe đạp vì Nhật Bản có số lượng xe đứng thứ 3 trên thế giới. Hầu như trong nhà mỗi người dân đều có ít nhất 1 chiếc xe đạp, như vậy đủ để thấy sự yêu thích của họ dành cho xe đạp.

Người Nhật thích sử dụng xe đạp không những vì sự nhỏ gọn tiện lợi và tiết kiệm được chi phí mà còn rất bảo vệ môi trường. Ngoài ra, với một đất nước an toàn như Nhật Bản thì việc mất mát khi để xe ở ngoài là điều hiếm khi xảy ra, chính vì vậy, họ lại càng thích sử dụng xe đạp hơn. Nếu đi du lịch, bạn có thể đến những cửa hàng thuê xe đạp để trải nghiệm đạp xe trên phố Nhật nhé. Nhưng nhớ là đi xe đạp ở Nhật không thể chở thêm người ngồi phía sau đâu đấy.

XE ĐẠP
XE ĐẠP Ở NHẬT BẢN

Giao thông Nhật Bản – Taxi

Một phương tiện giao thông Nhật Bản nữa không thể không nhắc đến, đó chính là taxi. Ở Nhật, chúng ta sẽ không thể thấy những chiếc taxi đậu ngoài đường như ở Việt Nam, vậy nên bạn chỉ có thể gọi taxi bằng cách gọi điện thoại hoặc lên các trang web để đặt xe. Cách dễ nhất cho bạn đó là đến nhà ga gần nhất, tìm số điện thoại để liên hệ với taxi và lưu vào điện thoại của bạn để thuận tiện cho việc đi lại sau này. Nhưng giá cả cho những cuốc taxi khá cao, vì vậy bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi quyết định đi bằng taxi nhé.

Xe buýt

Cùng với sự đa dạng của tàu điện thì xe buýt cũng không kém phần. Có nhiều dạng xe buýt phục vụ cho nhu cầu riêng của từng người như xe buýt tốc độ cao để đón đoàn du lịch, xe buýt đêm để đi xa… Thêm vào đó, cũng có những loại xe với tiện nghi đầy đủ như có nhà vệ sinh bên trong, xe hai tầng… Những khu vực càng đông dân cư thì tần suất xe buýt càng nhiều. Ngoài ra, ở bến xe buýt còn có đầy đủ thông tin về bến đỗ, thời gian xuất phát, ngày xe chạy, ngày nghỉ… rất thuận tiện cho mọi người theo dõi.

Tàu cao tốc Shinkansen

Tàu cao tốc Shinkansen là loại phương tiện đường bộ nhanh nhất nước Nhật, nhưng cũng chính vì thế giá vé rất đắt. Từ Tokyo đến Osaka, nếu đi bằng xe buýt đường dài bạn sẽ mất 4000 yên và 9 giờ ngồi xe, còn nếu đi bằng Shinkansen bạn sẽ chỉ mất 2 giờ 30 phút nhưng lại phải chi gần 14000 yên. Tuy nhiên, tương ứng với giá vé cao là hình thức dịch vụ chất lượng tốt.

DU LỊCH TOKYO - GIAO THÔNG NHẬT BẢN
Tàu cao tốc Shinkansen

Máy bay

Máy bay là phương tiện giao thông Nhật Bản nhanh chóng, tiện lợi. Nhật Bản có rất nhiều sân bay nội địa, cho phép bạn bay đến bất kì nơi nào trên đất nước. Không những thế, Nhật Bản còn là đầu mối giao thông quan trọng của thế giới, nên từ Nhật bạn có thể bay đến bất kì quốc gia nào. Các hãng hàng không nổi tiếng phải kể đến ANA hoặc Japan Airlines, nhưng đối với sinh viên, học sinh thì Peach hoặc Jetstar cũng là những lựa chọn phù hợp.

Giao thông Nhật Bản Di chuyển bên tay trái

Ngược lại với Việt Nam, người Nhật di chuyển ở bên tay trái. Họ nói rằng, ngày xưa các Samurai thường đeo thanh kiếm ở bên tay trái để thuận tiện khi rút kiếm bằng tay phải, vậy nên họ cũng đi về phía tay trái để tránh va chạm với nhau khi rút kiếm. Dù tỉnh Okinawa từng một thời bị Mỹ bắt di chuyển ở bên phía tay phải, nhưng khi thế chiến kết thúc thì Okinawa lại quay trở lại đi bên trái như bình thường. Đây cũng là thành phố duy nhất của Nhật Bản có sự thay đổi này.

Quy tắc chung trong văn hóa giao thông Nhật Bản

• Tay lái bên phải, di chuyển bên trái: Ở Nhật, phương tiện giao thông xe cộ sẽ đi bên trái, người đi bộ đi bên phải. Để phù hợp với hướng di chuyển, ghế ngồi tài xế bên Nhật được thiết kế bên phải, ngược với Việt Nam.

• Không được phép rẽ khi có đèn đỏ: Ở Việt Nam khi có đèn đỏ, phương tiện được phép rẽ phải. Ở Nhật ngược lại việc rẽ trái/rẽ phải khi có đèn đỏ là vi phạm luật giao thông Nhật Bản.

• Bắt buộc nháy đèn xi nhan nếu muốn thay đổi làn đường: Ở Nhật quy định khắt khe đối với việc khi bạn muốn thay đổi làn đường/nhập làn đường mới. Tất cả phương tiện khi tham gia giao thông bắt buộc nháy xi nhan trước 3 giây nếu muốn nhập làn cùng các xe khác.

• Quan niệm đặc biệt: Theo người Nhật khi tham gia giao thông sẽ không được bấm còi. Xe lớn phải ưu tiên cho những xe nhỏ, người đi bộ luôn được quyền ưu tiên nhất.

• Không bấm còi: Ở Nhật hầu như khi tham gia giao thông, người lái xe không bấm còi và trừ trường hợp nguy hiểm. Điều này khác ở Việt Nam nên cũng là điểm đáng lưu ý khi bạn tham gia giao thông Nhật Bản.

• Tất cả đều phải sử dụng dây an toàn: Thiết kế xe ở Nhật luôn lắp đặt dây an toàn cho cả người ngồi sau xe. Cần chú ý việc thắt dây an toàn khi ngồi trên xe là bắt buộc, kể cả khi đi taxi.

ĐÈN GIAO THÔNG
ĐÈN GIAO THÔNG NHẬT BẢN CÓ MÀU XANH LAM

Quy tắc dành cho người đi xe đạp

Khi tham gia giao thông người đi xe đạp phải tuyệt đối tuân thủ tín hiệu đèn giao thông Nhật Bản và chỉ được phép đi một mình (tuyệt đối không được chở người khác). Người đi xe đạp phải đi bên phải đường, không được đi song song với các phương tiện khác. Lưu ý, các bạn thực tập sinh nên hạn chế đi xe đạp vào buổi tối. Nếu đi thì phải bật đèn hoặc gắn thiết bị phản quang để cảnh báo các phương tiện khác, tránh gặp phải nguy hiểm.

Giao thông Nhật Bản – Quy tắc dành cho người đi ô tô

Người đi xe ô tô phải tuân theo sự chỉ dẫn của đèn giao thông Nhật Bản, biển báo, ký hiệu chỉ dẫn trên đường. Nơi có biển báo nhất thời dừng lại thì phải dừng tạm thời và quan sát sự an toàn bên trái, bên phải. Ở vạch sang đường đang có người cố gắng băng qua thì phải dừng lại và cho người ta đi trước.
Đặc biệt trong lúc lái xe không được dùng điện thoại. Ở Nhật tai nạn của người già ngày càng nhiều do đó khi nhìn thấy người cao tuổi phải thật lưu tâm.

Giao thông Nhật Bản – Quy tắc cho người đi bộ

Quy tắc dành cho người đi bộ ở Nhật Bản là phải tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông ngay cả khi đang vội. Với những nơi có vỉa hè thì người đi bộ phải đi trên vỉa hè, nơi không có vỉa hè phải đi bên phải đường. Bạn không nên băng qua đường từ giữa các xe đang dừng và đậu. Tất cả các phương tiện giao thông Nhật Bản đều phải nhường đường cho người đi bộ, phải đảm bảo rằng người đi bộ đã lên vỉa hè an toàn rồi thì các phương tiện mới đi tiếp.

QUY TẮC CHO NGƯỜI ĐI BỘ Ở NHẬT BẢN
QUY TẮC CHO NGƯỜI ĐI BỘ Ở NHẬT BẢN

Những nét đẹp khi đi tàu điện, thang cuốn trong giao thông Nhật Bản

Văn hóa giao thông Nhật Bản không chỉ được thể hiện ở cách các chủ phương tiện trực tiếp tham gia lái xe và những văn hóa ấy còn được thể hiện khi họ đi tàu điện, thang cuốn. Khi sử dụng tàu điện là phương tiện để di chuyển, những người đứng chờ tàu điện đến đều phải xếp hàng dài ngay ngắn và đứng về hai bên để cho người trên tàu xuống.

Vào giờ cao điểm người Nhật không bao giờ chen lấn nhau hay tỏ ra khó chịu mà hầu hết khi đi tàu điện họ đều tranh thủ chợp mắt hay đọc báo. Tuyệt đối không ai trò chuyện hay ăn uống trên xe họ chỉ gửi tin nhắn thay cho gọi điện thoại.
Nếu vì gặp sự cố mà tàu điện đến trễ thì khách hàng sẽ nhận được thông báo và một lời xin lỗi rất chân thành và nghiêm túc từ nhóm lái tàu.

Vì sao đèn giao thông Nhật Bản lại có màu xanh lam?

Khác với hệ thống đèn giao thông Nhật Bản trên thế giới với 3 màu đỏ, vàng, xanh lục thì Nhật Bản lại có một sự lạ lẫm khi sử dụng màu xanh lam thay thế cho xanh lục. Lý giải cho điều này, người Nhật giải thích rằng, ngày xưa trong tiếng Nhật chỉ có một từ là Aoi (青い) để chỉnh màu xanh và những tông màu lạnh. Cho đến cuối thiên niên kỉ thứ nhất, từ chỉ màu xanh lục Midori (緑) mới được ra đời, nhưng vì nó mang trong mình một ý nghĩa không may mắn và khó để thay đổi thói quen dùng từ của người Nhật hầu như từ này không được sử dụng phổ biến và dần dần bị đi vào quên lãng.

Với những chia sẻ trên đây của Xinvisaquocte hi vọng giúp bạn tìm hiểu thêm được nét đặc biệt văn hóa giao thông Nhật Bản. Qua đó mỗi chúng ta đều nhận ra được những điều làm nên một Nhật Bản hiện đại, đông đúc nhưng không hề lộn xộn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo