Văn hóa ẩm thực Nhật Bản những điều bạn nên biết

Văn hóa Ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng bậc nhất thế giới bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bài trí mỗi món ăn, hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng, hợp với không khí thiên nhiên của mỗi mùa, mang đậm bản sắc riêng. Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật.

Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản. Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật Bản. Về thức uống, người Nhật nổi tiếng với mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính “hòa, kính, thanh, tịnh”.

Tour du lịch Nhật Bản trọn gói có tại: Tranletour.vn

Dịch vụ Xin visa Nhật Bản trọn gói: https://xinvisaquocte.com/xin-visa-nhat-ban/

1. Triết lý trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Các món ăn Nhật Bản đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”: ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp. Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn. Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen. Ngũ pháp là: sống, ninh, nướng, chiên và hấp.So với những nước khác, cách nấu nướng của người Nhật hầu như không sử dụng đến gia vị. Thay vào đó, người ta tập trung vào các hương vị tinh khiết của các thành phần món ăn: cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. NHẬT BẢN

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN
VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản được biết đến với những món ăn truyền thống, và nghệ thuật trang trí ẩm thực Nhật Bản độc đáo. Nhật cũng giống như các nước châu Á khác, xuất phát từ nền nông nghiệp lúa, nên cơm được coi là thành phần chính trong bữa ăn của người Nhật. Ngoài ra cá và hải sản là nguồn cung cấp protein chủ yếu của họ. Người Nhật thường chú ý nhiều đến kiểu cách và rất cầu kỳ trong chế biến thực phẩm. Chính những điều này tạo nên hương vị đặc trưng của các món ăn Nhật như các món ăn sống, hấp, luộc…

“Tam ngũ” là quan niệm của người Nhật trong các món ăn, đó là “Ngũ vị, ngũ sắc, ngũ pháp”.

+ Ngũ vị bao gồm: ngọt, chua, cay, đắng, mặn
+ Ngũ sắc có: trắng, vàng, đỏ, xanh, đen
+ Ngũ pháp có: để sống, ninh, nướng, chiên và hấp.

Mùi vị các món ăn Nhật đơn giản hơn so với các món ăn của phương Tây. Đồ ăn Nhật chú trọng đến đặc sản theo từng mùa và sự lựa chọn các bát đĩa đựng thức ăn một cách nghệ thuật. Các món ăn của Nhật nhằm giữ lại nhiều nhất hương vị, màu sắc của thiên nhiên.

Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nghiêng về sự bắt mắt tinh tế, đó là sự hòa trộn khéo léo và tinh tế của màu sắc, hương vị cũng như tôn giáo truyền thống. Những món ăn được chế biến nhỏ nhắn, xinh xắn, hương vị thanh tao, nhẹ nhàng không quá nồng đậm. Người Nhật thường dùng đũa để ăn, đặc biệt họ thích bày biện món ăn bằng những bát, đĩa nhỏ xinh.

Bữa cơm người Nhật chủ yếu là cơm, cá, rau và có rất ít thịt trong thành phần ăn. Mỗi người bao giờ cũng có một bát cơm kèm với rau bina, củ cải hoặc dưa góp, rong biển sấy được dùng để cuộn cơm hoặc ăn không. Có thể ăn mì Udon và Soba để thay thế cơm hay Sushi. Món khai vị là sashimi và kết thúc bữa ăn là một tách trà xanh nóng hổi.

TAM NGŨ TRONG ẨM THỰC NHẬT BẢN
TAM NGŨ TRONG ẨM THỰC NHẬT BẢN

2. Ý nghĩa văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Nhiều món ăn Nhật tượng trưng cho các lời chúc tốt lành gửi đến mọi người trong dịp năm mới: rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ, món đậu phụ chúc mạnh khỏe, món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui, món sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng, món tempura chúc trường thọ. Tôm biểu trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ.

Ở Nhật, các món ăn được trình bày như một tác phẩm nghệ thuật. Các đầu bếp luôn cẩn thận và tỉ mỉ lựa chọn màu sắc cùng các hoa văn phù hợp để trang trí món ăn. Đĩa và bát thường dùng theo mùa và mỗi chi tiết trang trí cho món ăn đều chứa đựng ý nghĩa nhất định. Đầu bếp và người phục vụ luôn mong đợi các thực khách có thể hỏi họ về những món ăn trước khi thưởng thức chúng.

Thông thường, vào các dịp đặc biệt hay có khách đến chơi nhà, thậm chí là trong những bữa ăn hàng ngày. Nếu bạn để ý kỹ, mỗi món ăn đều mang một ý nghĩa khác nhau thể hiện tâm ý của người tạo ra món ăn muốn gửi gắm.

Có thể kể đến một vài món ăn mang ý nghĩa tượng trưng như:

  • Với mong muốn chúc sức khỏe cho mọi người họ sẽ tạo món đậu phụ
  • Món trứng cá tuyết nướng với hàm nghĩa chúc cả nhà luôn vui vẻ, hạnh phúc
  • Chúc trường thọ chắc chắn không thể thiếu món tôm, nhất là tôm càng cong càng tốt
  • Dùng để trừ tà khí hay kéo dài tuổi thọ sẽ có món rượu Sake
  • Ngoài ra, còn có rất nhiều món ăn khác với nhiều ý nghĩa khác nhau

3. Dinh dưỡng trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Chế độ ăn uống của Nhật Bản được gọi là ichi ju san sai: “một súp, ba món”, ăn với cơm (do các võ sĩ thời kỳ Muromochi đặt ra). Nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm Nhật Bản rất tốt cho sức khỏe. Bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm chế biến từ đậu nành như miso (tương đặc), tofu (đậu hũ tươi), natto giúp ngăn chặn tình trạng tắc nghẽn mạch máu; hạt vừng đen giúp kích thích hoạt động của não, mơ chua umeboshi để lọc máu, rong biển kombu giúp giảm lượng cholesterol, chè tươi giúp chống lão hóa tế bào. VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN
Dinh dưỡng trong ẩm thực Nhật Bản

Trong bữa ăn, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Ngoài tạo ra món ăn ngon giúp kích thích vị giác và thèm ăn ở con người, mỗi nguyên liệu lựa chọn ra món ăn phải bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Nguyên liệu chính trong mỗi bữa ăn hàng ngày ở Nhật không thể thiếu đó là đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành, hải sản biển và rau củ,… Mặc dù ít calo nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng. Nếu tìm hiểu sâu xa về cội nguồn, chế độ dinh dưỡng này được bắt nguồn từ các võ sĩ thời Muromachi.

4. Phép lịch sự trên bàn ăn trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

• Xin phép trước khi ăn: dùng thành ngữ: “Itadakimasu”.
• Cảm ơn sau khi ăn xong: dùng thành ngữ: “Gochiso sama deshita”.
• Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác, chỉ có khi dốc cạn chai thì mới được rót cho chính mình.

Nếu đến Nhật, trong các buổi dùng bữa xã giao hay đến nhà họ dùng bữa, để tạo được ấn tượng tốt cũng như giữ mối quan hệ lâu dài với họ. Bạn phải nắm được phép tắc thường áp dụng trong mỗi bữa ăn của họ.

Trước khi dùng bữa, bạn cần phải mời trước khi ăn. Đây là cách thể hiện sự tôn trọng người khác, ngoài ra cũng mang ý nghĩa xin phép người bề trên… Sau khi kết thúc bữa ăn, đừng quên nói lời cảm ơn. Đây là cách bày tỏ chân thành cũng như cảm ơn người đã tạo ra bữa ăn đó.

Bên cạnh đó, một lưu ý nho nhỏ khác trong văn hóa trên bàn ăn ở Nhật. Trong bữa ăn họ hay sử dụng thêm rượu shochu, rượu sake…khi rót rượu phải rót đến khi cạn chai thì mới đến lượt rót cho mình nhé.

Không để mọi thứ lộn xộn

Sau bữa ăn, bạn không nên vò khăn ăn hoặc giấy ăn và để chúng vào đĩa. Đối với người Nhật, hành vi này là thiếu sự tôn trọng đối với nhân viên nhà hàng. Thay vào đó, thực khách phải gấp khăn ăn gọn gàng và để chúng bên cạnh đĩa của họ, hoặc vứt chúng ra ngoài nếu có thùng rác ở đó.

Dùng đũa chuẩn mực trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Một số nhà hàng Nhật sẽ cung cấp cho bạn một dụng cụ gác đũa. Khi bạn không sử dụng đũa của mình nữa thì nên đặt chúng ngay ngắn trên gác đũa. Bạn không nên đặt đũa thẳng đứng trên bát cơm vì nó giống với một nghi lễ đang được cử hành tại các đám tang ở Nhật Bản.

Đừng đưa đôi đũa của bạn qua lại trên các món ăn khi đang suy nghĩ hoặc khi bạn đang lưỡng lự chọn món ăn. Điều đó sẽ bị coi là tham lam. Lấy thức ăn từ phần trên của món ăn. Đừng moi móc trong đĩa để tìm kíếm những thứ ngon hoặc những thứ mình thích.

Bạn hãy chắc chắn rằng đôi đũa được đặt song song khi bạn không dùng chúng nữa. Vì nếu bắt chéo đôi đũa lên nhau là một hình ảnh không tốt đối với người dân Nhật Bản. VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

CÁCH DÙNG ĐŨA TRONG ẨM THỰC NHẬT BẢN
CÁCH DÙNG ĐŨA TRONG ẨM THỰC NHẬT BẢN

Không nhúng cả miếng sushi vào nước tương

Việc nhúng cả miếng sushi vào nước tương sẽ phá vỡ hương vị và kết cấu vốn có của món ăn. Cơm cuộn sushi vốn là một khối kết dính với nhau chặt chẽ, khi ta chấm nước tương quá đà, cơm sẽ trở nên rất mềm, không có độ kết dính nữa. Ngoài ra, bạn không nên để bất kỳ hạt cơm nào còn sót trong đĩa nước tương. Cách ăn đúng nhất là bạn hãy nhúng một phần thịt hoặc cá của sushi vào nước tương thay vì chấm toàn bộ.

Súp miso nên được dùng như một thức uống

Đây là món ăn phổ biến được phục vụ tại các nhà hàng Nhật Bản. Nó có nước dùng hơi đục với những miếng đậu phụ được cắt nhỏ và chút rong biển. Mặc dù mọi người thường ăn loại súp này bằng thìa nhưng đó không phải là cách dùng đúng đắn. Theo văn hóa ẩm thực Nhật Bản, súp miso nên được các thực khách nhấm nhấp uống từng chút một. Khi chỉ còn lại đậu phụ và rong biển, chúng ta sẽ dùng đũa để ăn.

Không khuyến khích tiền boa

Khi đi ăn ở Nhật, bạn đừng bao giờ đưa tiền boa cho nhân viên. Điều này thường được coi là hành vi kém tinh tế. Trong hầu hết các nhà hàng Nhật Bản, nhân viên được trả lương cao và được đào tạo nên việc bạn thưởng tiền cho nhân viên là điều không cần thiết.

5. Tính thiên nhiên trong văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Món cá sống lưu giữ trọn vẹn sự tươi ngon của hương vị thiên nhiên. Đó là những lát cá có chiều rộng khoảng 2.5 cm, chiều dài 4 cm và dày chừng 0.5 cm ăn cùng mù tạt, gừng, củ cải trắng, tảo biển cuộn tròn trong lá tía tô chấm trong nước tương ngọt Nhật Bản và tương ớt.

Vào mùa xuân, để báo hiệu cho mùa đông lạnh giá đã kết thúc, người Nhật ăn món cá shirouo và đón mùa anh đào nở bằng bánh sakura mochi và gạo anh đào. VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN

Sushi

Mùa hè, người Nhật ăn nhiều món ăn mát lành như món lươn, cà tím nướng, đậu edamame, các loại mì lạnh như: mì sợi mỏng somen, mỳ tôm lạnh, các món đậu hũ như: tào phớ Nhật Bản và khổ qua xào đậu hũ của vùng Okinawa. Tháng 5 là mùa cá ngừ, còn tháng 6 là mùa cá ayu.

Mùa thu, người Nhật ăn khoai lang nướng, món lăn bột chiên tempura và loại bánh nama-gashi hình quả hồng chín hoặc hình bạch quả. Tháng 9 là tháng của mặt trăng nên những món hầm màu trắng được ưa chuộng như bào ngư, dưa chuột và măng. Để xua tan cái lạnh của mùa đông, người Nhật ăn lẩu, canh oden và món chè đậu đỏ ăn khi còn nóng shiruko.

Ngoài ra, người Nhật còn ăn bánh higashi có hình tuyết. Vào mùa đông, người Nhật cũng chuộng ăn các loại quýt, tượng trưng cho mặt trời và dùng để làm quà năm mới. Bữa ăn ngày Tết Nguyên đán của Nhật được gọi là osechi, với món không thể thiếu là bánh giầy ozoni.

6. Sushi – Tinh hoa văn hóa ẩm thực Nhật Bản

  • Mùa xuân (dấu hiệu: hoa anh đào nở): người Nhật thường ăn 5 món Sushi hải sản: Hama-guri(làm từ trai biển vỏ cứng), sayori (làm từ cá biển), tori-gai (làm từ sò trứng Nhật Bản), miru-gai(làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm) và kisu (làm từ cá biển đen Nhật Bản).
  • Mùa hè (dấu hiệu: lá phong xanh tươi): người Nhật làm 4 món sushi hải sản: awabi (làm từ bào ngư), uzuki (làm từ cá vược biển), anago (làm từ cá chình biển Nhật Bản) và aji (làm từ cá ngừ Nhật Bản).
  • Mùa thu (dấu hiệu: lá phong đỏ): người Nhật ăn 3 món sushi là: Kampachi (loài cá thường thay đổi khi chúng lớn lên, từ hiramasa – khi chúng còn nhỏ vào mùa hè đến kampachi – mùa thu và sau cùng là buri -mùa đông), Kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm) và saba (làm từ Cá thu).
  • ​Mùa đông (dấu hiệu: tuyết): người Nhật ăn các món sushi hải sản: ika (làm từ cá mực), aka-gai (làm từ trai biển lớn), hirame (làm từ cá bơn) và tako (làm từ bạch tuộc). VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN
Sushi
Sushi – Tinh hoa văn hóa ẩm thực Nhật Bản

Ngoài ra, còn có các món sushi ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển), maguro (làm từ cá ngừ), kuruma ebi (làm từ tôm hùm), tamago (làm từ trứng), và kampyo-maki (bí cuộn tròn). VĂN HÓA ẨM THỰC NHẬT BẢN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo