Samurai Nhật Bản – Những điều có thể bạn chưa biết

Samurai Nhật Bản là một trong những kiếm sĩ với tinh thần chiến đấu oai dũng được cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ ý chí gan dạ. Họ sử dụng những vũ khí rất điêu luyện và thành thạo trên thương trường và trong những trận chiến. Samurai được biết đến với độ trung thành tuyệt đối với những vị chủ nhân của mình hoặc các vị lãnh chúa và không bao giờ sợ cái chết. Họ chấp nhận hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ lãnh chúa và những điều quan trọng với họ.

Với những ai yêu thích văn hóa Nhật Bản chắc không còn xa lạ gì với hình ảnh các samurai mặc giáp đeo bên hông cây katana chiến đấu bảo vệ chủ nhân rồi. Và cho đến ngày hôm nay tinh thần Samurai ấy vẫn còn mãi trong dòng máu của người dân Nhật Bản. Liệu bạn đã thực sự trả lời được những câu hỏi như Người samurai là gì? Trang phục samurai là gì? Tầng lớp samurai là gì? Sự ra đời?,… Hãy cùng theo chân Xinvisaquocte tìm hiểu về nền văn hóa lịch sử xứ hoa anh đào này nhé!

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Samurai Nhật Bản là gì?

Samurai Nhật Bản là một trong những hình tượng được cả thế giới ngưỡng mộ. Họ được biết đến là những người kiếm sĩ gan dạ, sử dụng vũ khí rất thành thạo, tuyệt đối trung thành với các lãnh chúa và hoàn toàn xem nhẹ cái chết. Cho đến ngày nay, tinh thần Samurai vẫn còn ảnh hưởng không nhỏ đến người dân nước Nhật.

Samurai có nguồn gốc từ chữ “Saburau” (さ守らう), nghĩa là người coi sóc, bảo vệ, phục vụ nhưng mang tính chất quyền quý. Samurai được biết đến là những chiến binh oai hùng, được đào tạo kỹ lưỡng và có kỹ năng chiến đấu điêu luyện. Mỗi Samurai chỉ phục vụ cho một lãnh chúa hay một vị tướng quân Nhật Bản. Tuy nhiên, từ “Samurai” còn được dùng để chỉ tầng lớp võ sĩ nói chung, bao gồm cả những vị tướng quân.

Kể từ khi theo chân chủ tướng, các Samurai Nhật Bản dường như nguyện ý trung thành tuyệt đối. Đến khi vị chủ tướng này qua đời, họ đau lòng đến mức sẽ bỏ đi lang thang, phiêu bạc trần gian với đủ các loại nghề như thợ mộc, cày cuốc hay bốc vác chứ không tìm một người chủ tướng mới cho mình. Đôi lúc, họ còn tự mổ bụng kết liễu đời mình để giữ gìn khí tiết và để được bảo vệ chủ nhân ở thế giới bên kia. Đây là một trong những câu chuyện có thật về Samurai Nhật Bản thời đó khiến cho nhiều người không khỏi xúc động và cảm phục.

SAMURAI NHẬT BẢN
SAMURAI NHẬT BẢN

Sự ra đời và lịch sử của Samurai Nhật Bản

Nguyên mẫu của Samurai Nhật Bản là một tùy viên quân sự được sinh ra theo hệ thống pháp luật thời Heian ở Nhật Bản, được thành lập bởi Thiên hoàng Kanmu – Nhật Bản nhằm mục đích củng cố quyền lực về chính trị. Trước thời kỳ Heian, tất cả những người đàn ông tự do đều có trách nhiệm và nghĩa vụ được hoàng đế tuyển mộ ngoại trừ nô lệ.

Tuy nhiên, những người lính này phải tự tiếp tế và nuôi sống mình, có thể được miễn nghĩa vụ quân sự nhưng phải trả tiền thuế nặng nên nhiều người không thể về quê mà chọn cách lập nghiệp ở đó. Chủ yếu là những nông dân, họ được gọi chung là chống nhân tại Nhật Bản. Một thời gian sau, Thiên hoàng Kanmu đã bãi bỏ lực lượng này vì sự bất thường của họ. Đây không phải là một samurai thực thụ.

Thời kỳ Heian

Cuối thế kỷ VIII – đầu thế kỷ XIX (thời kỳ Heian), tham vọng bành trướng mở rộng lãnh thổ, củng cố quyền lực đã khiến Thiên hoàng Kanmu cho quân lính đàn áp phiến quân Emishi nhưng thất bại, bởi vì quân đội của ông lúc bấy giờ thiếu kỷ luật, ý chí chiến đấu. Để chuyến biến tình thế, Thiên hoàng đã ra lệnh chiêu dụ các thế lực địa phương và phong họ làm tướng quân (Shogun). Từ đó, quân nổi loạn đã dễ dàng bị đàn áp và rồi quân đội triều đình cũng bị giải tán ít lâu sau. Các thị tộc Kyoto tiến hành củng cố quyền lực, chiêu mộ nhưng người tha hương ở Kanto, đào tạo và huấn luyện họ trở thành đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. Đây được coi các samurai Nhật Bản thực thụ.

Cuối thế kỷ 12

Vào cuối thế kỷ 12, thủ lĩnh chiến binh – tướng Yoshito được phong làm ” tướng quân man rợ ” và thành lập Mạc phủ để chỉ huy quân đội, đánh dấu sự ra đời của kỷ nguyên chiến binh. Sau đó, hầu hết các nhà lãnh đạo quân sự đều sử dụng chức vụ “Tướng quân phản loạn” và cai trị. Bắt đầu từ năm 1192, hầu hết các lực lượng Mạc phủ nắm giữ quyền lực thực sự của Nhật Bản cho đến thời Minh Trị Duy tân năm 1868, khi Mạc phủ Edo trao lại quyền lực cho hoàng đế. Từ đây thì samurai không còn giữ vững vị thế của mình như trước.

Về mặt lý thuyết, Samurai Nhật Bản phải là những người dân sự và quân sự, ngoài kiếm thuật giỏi, cưỡi ngựa , bắn cung và các môn võ thuật khác của Nhật Bản , mà còn phải biết đọc , học tiếng Trung, luyện thư pháp , làm bài ; đặc biệt là nghệ thuật chiến tranh , chiến lược quân sự. thành thạo. Tính cách, đạo đức và lòng dũng cảm đều được đánh giá, và đạo đức của một samurai được gọi là Bushido. Vào giai đoạn tiểu học, samurai cần phải chứng kiến việc thi hành án tử hình ngay tại chỗ, và thậm chí chiến đấu trên chiến trường. Vào thời Chiến quốc của Nhật Bản, những samurai mất chủ tướng sẽ được gọi là ronin.

SAMURAI
SAMURAI

Triết lý sống của Samurai Nhật Bản là Bushido

Khoảng giữa thế kỉ thứ 9, khái niệm Bushido ( võ sĩ đạo ) bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Bushido được hiểu là một triết lí sống, một tư tưởng chủ đạo mà mỗi samurai Nhật Bản đều phải tuân theo. Ban đầu, tư tưởng Bushido chỉ áp dụng cho tầng lớp chiến binh thông thường nhưng sau cùng nó đã gần như trở thành một bộ luật được áp dụng rộng rãi trong thời kì phong kiến ở Nhật Bản.

Bushido bao gồm bảy đức tính chính hướng đến các cách ứng xử trong cuộc sống của các võ sĩ đạo, có cả những luật bất thành văn. Là một Samurai chân chính có nghĩa là họ luôn phải đặt Bushido lên hàng đầu, luôn đứng về phía công bằng và công lý, sẵn sàng đón nhận cái chết để giữ gìn danh dự cho mình. Bên cạnh đó, họ còn phải tuyệt đối trung thành với chủ nhân và luôn hoàn thành nhiệm vụ bất kể có xảy ra chuyện gì đi chăng nữa. Đó là những nguyên tắc cơ bản mà một võ sĩ đạo luôn phải ghi nhớ và tuân theo. Chính điều này đã giúp giữ gìn hình ảnh và tạo nên tên tuổi cho các samurai Nhật Bản hàng trăm năm nay.

Trong thực tế, một số khía cạnh của tư tưởng Bushido có thể có những mâu thuẫn với nhau. Samurai được coi là cánh tay phải đắc lực của các lãnh chúa thời phong kiến, họ có thể được giao bất kì nhiệm vụ nào, cho dù điều đó là trái với luân lí và bất hợp pháp. Điều này khá mâu thuẫn với tư tưởng Bushido – luôn đứng về phía công bằng.

Tinh thần thượng võ của Samurai Nhật Bản

Vào khoảng những năm 660 TCN, theo truyền thuyết kể lại rằng, một người có tên là Jimmu Tenno chính thức chở thành lãnh đạo của tất cả các bộ tộc hiếu chiến khác. Jimmu Tenno còn được gọi với cái tên “chiến binh siêu phàm”, ông đã đưa dân tộc mình từ Kiushu đến chinh phục vùng Kinki, lập nên triều đại Yamoto.

Một trong những triết lí của Bushido là người võ sĩ không hề biết sợ hãi điều gì, kể cả cái chết. Chính sự can trường này mang đến cho võ sĩ đạo một sự yên tĩnh trong tâm hồn và sức mạnh để phục vụ chủ nhân một cách trung thành, thậm chí họ sẵn sàng hy sinh tính mạng nếu cần. Tinh thần thượng võ này đã dẫn dắt hành vi của tầng lớp Samurai Nhật Bản.

Một Samurai bắt buộc phải sống theo quy tắc nhất định, đó chính là “con đường võ sĩ đạo”, các Bushido luôn đề cao về khái niệm như sự trung thành với chủ nhân, kỉ luật của bản thân và các hành vi đạo đức. Bên cạnh đó, một số Samurai cũng rút ra các giáo lý và cách thực hành của Phật giáo Thiền tông.

Hầu như tất cả các Samurai Nhật Bản thường sử dụng hai loại kiếm, đó là Trường Kiếm (Daito-Katana) dài hơn 60cm và Đoản Kiếm (Shoto-Wakizashi) dài từ 30cm đến 60cm. Những thanh kiếm cổ của Samurai hình dáng thường là thẳng giống với đa số các loại kiếm tại Trung Quốc và Hàn Quốc, Sau đó các Samurai đã thiết kế lại loại kiếm riêng cho mình thành những thanh kiếm có lưỡi cong vô cùng sắc bén như chúng ta vẫn thấy hiện nay.

Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản: 7 quy tắc đạo đức

• Nghĩa: samurai nhật bản phải là những người có tinh thần chính nghĩa. Đây được ví như xương sống của tinh thần võ sĩ đạo. Samurai là những người có tài, học vấn uyên thâm đặc biệt là có tinh thần chính nghĩa cực cao.

• Dũng: có nghĩa là dũng khí trong chính nghĩa. Một võ sĩ đạo không thể là thật thụ nếu “hữu dũng vô mưu”. Họ phải là người “dũng khí chân chính”, có lòng can đảm đem lại những việc làm ý nghĩa.

• Nhân: có nghĩa là tấm lòng nhân từ, lòng trắc ẩn với những kẻ yếu thế hơn mình. Đây chính là phẩm chất của một samurai Nhật Bản chân chính.

• Lễ: đó là sự khiêm nhường, sự tôn trọng cảm xúc của người khác. Điều này chính xác là thái độ, cách ứng xử trong cuộc sống của một võ sĩ đạo.

• Chân thành: samurai không bao giờ nói 2 lời. Sự dối trá là biểu hiện của sự hèn nhát. Những võ sĩ chân chính luôn coi lời nói là bảo chứng cho niềm tin của họ dành cho người khác và ngược lại.

• Danh dự: samurai là người phải biết tự xấu hổ. Võ sĩ đạo là người sống rất thanh cao, không làm điều sai trái để hổ thẹn với lương tâm của mình.

• Trung nghĩa: lòng trong thành tuyệt đối với chủ nhân là chính yếu của một võ sĩ đạo chân chính. Tuy nhiên, đó cũng có thể bị trở thành “ngu trung” nếu không dám nói chủ nhân sai, bảo vệ chính kiến của cá nhân.

Trang phục đặc trưng của những Samurai Nhật Bản thời bấy giờ

Cũng giống như những võ sĩ đấu vật Sumo, bộ trang phục bình thường của những Samurai Nhật Bản là bộ Kimono truyền thống của Nhật Bản nhưng sẽ được trang trí cũng như màu sắc đơn giản trầm tính toát lên vẻ oai nghiêm và chính trực. Bộ trang phục cũng là thước đo đánh giá trình độ cũng như đẳng cấp của những Samurai khác nhau như Samurai quyền quý sang trọng hơn sẽ có chất liệu vải thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt hơn giúp vận động nhẹ nhàng và thoải mái hơn.

Đặc biệt là trang phục chiến đấu tất cả Samurai sẽ được trang bị một bộ giáp rất nặng với cân nặng có khi lên đến hơn 20kg. Những chạm khắc chi tiết được may vá trên bộ giáp thể hiện đẳng cấp cũng như tinh thần oai phong của những Samurai khi họ bước ra chiến trường khốc liệt. Mặc dù bộ giáp nặng nề nhưng những Samurai vẫn chiến đấu mạnh mẽ và linh hoạt trong bộ giáp của mình, sức nặng của bộ giáp không là vấn đề gì đối với họ.

Được biết thì theo truyền thống bộ giáp của Samurai Nhật Bản có hai loại với tên gọi là Do – Maru và Yoroi. Trọng lượng của Do-Maru được biết là nhẹ hơn nhiều so với Yoroi nên được sử dụng phổ biến từ thời xa xưa cho những người lính bộ. Còn bộ trang phục Yoroi thì lại mang trọng lượng nặng hơn nên thường được người xưa sử dụng cho những vị Samurai kỵ binh.

Vũ khí của những Samurai Nhật Bản

Hình ảnh những Samurai với những thanh kiếm sắc bén ngoài chiến trường đã trở nên phổ biến và nổi tiếng trên thế giới những không chỉ có kiếm Samurai còn sử dụng những vũ khí khác không kém phần quan trọng như: Cung chiến, Quạt chiến cũng là những vũ khí rớt lợi hại thời xa xưa.

Katana được biết đến là vũ khí thông dụng phổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong các trận chiến mà chiến sĩ Samurai Nhật Bản sử dụng. Với chiều dài được biết là ít nhất 60cm và chỉ có một lưỡi kiếm sắc bén được rèn kỹ lưỡng. Chuôi kiếm đủ dài để Samurai có thể nắm chặt bằng hai tay của mình để có thể sử dụng những kỹ thuật chiến đấu với kiếm một cách dễ dàng và thành thục.

Yumi

Là một trong những vũ khí ra đời đầu tiên của Samurai. Yumi gồm một cây cung và những mũi tên sắc nhọn. Trong lịch sử, các vũ khí này được làm bằng gỗ và tre ép để có thể sử dụng lâu dài. Giới chuyên môn nhận định sức mạnh của Yumi sẽ được đo bằng số lượng các Samurai sử dụng nó.

Katana

Là vũ khí nổi bật nhất của các Samurai với chiều dài ít nhất 60cm và chỉ có một lưỡi. Các Samurai sử dụng loại kiếm hình hơi cong và vô cùng sắc bén này để chém đối phương trong khi tác chiến. Chuôi kiếm Katana đủ dài để người sử dụng dùng hai bàn tay nắm chặt. Theo truyền thống, các Samurai sẽ đeo lưỡi kiếm quay lên phía trên.

Wakizashi

Có lưỡi kiếm dài khoảng từ 30 cm đến 60 cm. Những thanh kiếm Wakizashi có độ dài gần bằng Katana có tên gọi là O-wakizashi, còn những thanh có độ dài gần với Tanto sẽ gọi là Ko-wakizashi. Khi các võ sĩ đeo Wakizashi cùng Katana, giới chuyên môn sẽ gọi chúng là Daisho. Theo nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, Wakizashi là lưỡi kiếm danh dự của một Samurai Nhật Bản. Các võ sĩ không bao giờ để chúng ở phía sau người và thường để Wakizashi dưới gối khi họ ngủ. Ngoài ra, Samurai phải để lại kiếm ngắn này khi muốn vào nhà một người khác. Nhiều chuyên gia nhận định Wakizashi là thanh kiếm hỗ trợ cho Katana và mục đích của chúng là để chặt đầu địch thủ bại trận hoặc tự tử.

Tachi

Là thanh kiếm một lưỡi và cũng là trường kiếm. Nó có chiều dài lưỡi kiếm khoảng 70-80 cm và nhỏ hơn Katana nhưng Katana dài và nhẹ hơn.

Odachi

Là một loại trường kiếm truyền thống của Nhật Bản và các Samurai Nhật Bản thường sử dụng trong thời kỳ phong kiến. Nhiều người hay nhầm lẫn Odachi với kiếm Nodachi vì chúng đều là những thanh kiếm dài. Trên thực tế, Odachi không dùng để chiến đấu mà các võ sĩ thường sử dụng chúng làm vật thờ và trang bị cho kỵ binh. Vì chiều dài của chúng từ 165cm đến 178cm nên chúng không phù hợp với cận chiến. Theo nghiên cứu, các kỵ binh có thể dễ dàng hạ bộ binh bên dưới mà không lo ngã ngựa với loại vũ khí này.

Zanbato

Là một loại kiếm lớn và vô cùng đặc biệt của Nhật. Ngoại hình của kiếm có thể gần giống với Odachi nhưng bề ngang của kiếm có thể từ 30 đến 45cm. Theo nghiên cứu, những người thợ rèn nhiều kinh nghiệm tạo ra Zanbato với mục đích thử thách bản thân.

Chokuto l

Là một trong những thanh kiếm đầu tiên trong lịch sử rèn gươm của Nhật Bản. Loại vũ khí này có lưỡi dao thẳng và vô cùng sắc bén. Mặc dù Chokuto không quá hữu dụng trong những trận chiến nhưng các Samurai Nhật Bản thường sử dụng chúng để chiến đấu với các thanh kiếm nhẹ có lưỡi kiếm cong.

Shikomi-zue, một thanh gươm ngắn được ngụy trang như một cây gậy. Mục đích của loại vũ khí này là để không khơi dậy sự nghi ngờ của mọi người khi các Samurai thực hiện nhiệm vụ tại nơi công cộng.

Tanto

còn có tên gọi khác là Đoản đao vì chiều dài của dao rất ngắn. Tanto kết hợp với Katana để trở thành bộ kiếm đôi gọi là Đại – Tiểu, biểu tượng cho tác phong và danh dự của Samurai Nhật Bản. Theo nghiên cứu, loại vũ khí này được sử dụng để đâm các đối phương. Tuy nhiên, võ sĩ cũng sử dụng loại dao găm nhỏ này trong nghi thức Seppuku, tự mổ bụng, khi họ muốn khẳng định lòng trung thành hoặc danh dự của bản thân. Ngoài ra, nhiều người vợ của các samurai Nhật Bản đã dùng Tanto để bảo toàn danh tiết.

Aikuchi

Thường sử dụng Aikuchi trong những trường hợp khẩn cấp hoặc tự sát để bảo toàn danh dự hoặc danh tiết. Trong thời kỳ Edo (1603-1868), loại dao găm này trở thành trào lưu khi các võ sĩ kết hợp nó với bộ áo giáp chiến đấu của nhiều võ sĩ.

Suburito

Là thanh kiếm gỗ với trọng lượng khá nhẹ. Mục đích chính của nó là để ngăn hoặc đỡ các thanh kiếm khác trong quá trình luyện tập của các Samurai.

Tessen

là loại quạt chiến của Nhật Bản và được thiết kế để các võ sĩ sử dụng trên chiến trường trong những trường hợp tấn công bất ngờ. Ngoài ra, Samurai Nhật Bản còn sử dụng chúng để ra hiệu lệnh. Loại quạt chiến này có rất nhiều kích cỡ, vật liệu, hình dạng và cách sử dụng. Tessen được chia làm hai loại. Loại thứ nhất là quạt thật, gồm khung làm bằng gỗ hoặc kim loại với giấy sơn mài được gắn với khung và bọc ngoài bằng kim loại. Loại thứ hai là quạt rộng, cứng được làm bằng kim hoặc gỗ mà các Sumo thường dùng trong ngày nay. Người chỉ huy sẽ nâng hoặc hạ chiếc quạt theo những cách khác nhau để ra lệnh cho binh sĩ.

Cách chiến đấu

Samurai là những chiến binh được huấn luyện kĩ càng, được học về thiền định và gần như là không hề sợ chết. Họ tự ý thức được rằng bản thân họ vốn là những cỗ máy hủy diệt bất khả xâm phạm, và khả năng để ai đó “không phải Samurai” hạ gục được họ trong một trận đấu tay đôi gần như là không thể.

Chính vì thế, Samurai Nhật Bản tập trung phần lớn vào kiếm thuật, cách vận dụng nhiều loại vũ khí sát thương “đường đường chính chính” khác như kiếm hay Naginata, rèn luyện kỹ thuật chiến đấu trực diện đến mức bậc thầy. Họ luyện cho đến khi cả thân thể và tinh thần của họ trở nên vững chãi còn phản xạ thì nhanh như cắt, cho đến khi từng đường kiếm của họ mạnh tới mức kết liễu kẻ địch chỉ với một chiêu.

Samurai rất thông thạo các dạng kỹ thuật như: Kenjutsu (Kiếm thuật), Iaijutsu (Thuật rút kiếm), Jujutsu (Nhu thuật) và các kĩ thuật khác như Bojutsu (Côn thuật), Naginatajutsu (Thế đao thuật), Sojutsu (Thương thuật), Kodachijutsu (Đoản đao thuật) lẫn Niten (Song kiếm thuật).

Những điều không phải ai cũng biết về Samurai Nhật Bản

– Đầu tiên chúng ta vẫn thường hay nghĩ rằng samurai Nhật Bản là đội quân tinh nhuệ của các lãnh chúa với nhiệm vụ chiến đấu và bảo vệ cho lãnh chúa nên họ thường chỉ là một nhóm nhỏ. Tuy nhiên trên thực tế lại khác có đến 10% dân sô Nhật Bản thời kỳ đó là các samurai. Có thể nói rằng ngày nay tất cả người dân Nhật Bản đều có dòng máu của các samurai.

– Được cho là tầng lớp cao quý của xã hội nên samurai rất coi thường các tầng lớp khác thấp kém hơn. Điều này còn được đẩy lên đến cực điểm khi có một vài samurai chỉ vì thử kiếm mới hoặc một chiêu thức mới mà giết người không thương tiếc mặc dù sau đó họ có thể bị bắt và tước mất tước vị samurai.

– Samurai Nhật Bản có quyền giết người mà họ nghĩ đã xúc phạm mình. đây được xem là một đặc quyền của các samurai được đưa ra để đảm bảo quyền lợi cũng như địa vị của mình khi chỉ cần cảm thấy ai đó đang xúc phạm mình, họ sẽ được quyền giết chết người đó với 2 điều kiện đó là có người làm chứng và phải ra tay ngay lập tức.

– Nghi thức tự sát seppuku. Khi các samurai bị thua trận và bắt giữ hoặc chủ nhân bị giết chết các samurai được phép mổ bụng tự sát để giữ lại danh dự cho chính mình (người Nhật tin rằng bụng là nơi chứa đựng linh hồn)

Nghi thức tự sát seppuku
Nghi thức tự sát seppuku

Những câu hỏi về thường gặp về Samurai Nhật Bản

1. Những bộ phim về samurai mà bạn có thể thưởng thức? Những bộ phim samurai ý nghĩa, mang hình tượng mạnh mẽ, trung thực, coi trọng danh dự đã được các nhà làm phim khai thác như Seven Samurai 1954, The last Samurai 2003, Rurouni Kenshi ,… hay gần đây nhất là Black of the Immortal 2017.

2. Vị samurai cuối cùng của Nhật Bản là ai? Đó là Saigo Takamori, sinh ra trong một gia đình 7 người con, kinh tế chỉ đủ sống qua ngày ở Satsuma. Với đức tính của một võ sĩ đạo chân chính, Saigo Takamori đã trở thành Samurai vĩ đại, đạt được nhiều chiến công trong công cuộc thành lập triều đình Minh Trị.

3. Ninja có thuộc tầng lớp samurai hay không? Ninja không thuộc tầng lớp samurai, nhìn chung họ không có địa vị dân sự, họ chỉ là gián điệp của Mạc phủ hoặc những người đứng đầu tổ chức Ninja.

Bài viết cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản bởi dòng chảy của Samurai Nhật Bản đã từng tồn tại và sống động trong xứ sở Mặt Trời mọc đã từ rất lâu về trước. Hi vọng một chút ít thông tin này có thể giúp bạn cảm thấy hào hứng muốn tìm hiểu sâu rộng hơn về văn hóa, lịch sử Nhật Bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo