Sumo Nhật Bản – Những điều bạn chưa biết

Văn hóa Sumo Nhật Bản đã xuất hiện vào thế kỷ 9 và được võ sĩ cung đình rất ưa chuộng. Sumo phát triển đến nay càng được nhiều người quan tâm và lượng võ sĩ không ngừng tăng lên. Sumo là môn võ cổ truyền của Nhật Bản quen thuộc với mọi người từ lâu, môn võ này cũng lưu giữ lại rất nhiều nét đặc sắc trong văn hóa Nhật Bản. Thời nay, môn võ này được biến tấu thành một môn thể thao chuyên nghiệp với tên gọi là đấu vật Sumo – Osumo.

Sumo Nhật Bản là một biểu trưng đặc sắc của nền văn hóa và là niềm tự hào của thể thao Nhật Bản. Chúng ta thường thấy họ với hình dáng cao lớn khổng lồ nhưng vô cùng khéo léo và hoạt bát. Vậy sumo Nhật nặng bao nhiêu, làm thế nào để có thể trở thành sumo Nhật Bản. Cùng Xinvisaquocte khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Nguồn gốc của Sumo Nhật Bản

Đấu vật Sumo bắt đầu cách đây hơn một nghìn năm, và nó có hình thức như ngày nay trong thời kỳ Edo (1603-1867). Nguồn gốc của Sumo Nhật Bản được cho là bắt nguồn từ thần thoại về sức mạnh trong Kojiki (năm 712), Nihon Shoki (năm 720) và truyền thuyết về trận đấu giữa Sukune và Kehaya dưới thời Thiên Hoàng.

Từ thời Kamakura đến thời Chiến quốc là thời đại samurai. Đấu vật Sumo đã được tích cực tổ chức như một cuộc huấn luyện để lựa chọn samurai. Oda Nobunaga vô cùng yêu thích Sumo. Trong thời đại Genki – Tensho (1570-1592), ông đã tập hợp các đô vật Sumo trên khắp Nhật Bản tại các địa điểm như lâu đài Azuchi ở Omi và tổ chức các giải đấu vật, người chiến thắng sẽ được ông nhận làm thuộc hạ. Đấu vật Sumo được tổ chức hàng năm như một nghi thức báo trước mùa màng năm mới. Sau này nó đã trở thành một sự kiện của trọng đại và duy trì trong suốt 300 năm.

Những yêu cầu để có thể trở thành Sumo Nhật Bản

Bề dày lịch sử là thế nhưng môn võ Sumo Nhật Bản chỉ thật sự chuyên nghiệp, hoạt động bài bản khoảng 300 năm nay. Lúc đầu con số các võ sĩ Sumo rất đông nhưng càng về sau số lượng võ sĩ chuyên nghiệp đã giảm xuống hằng năm chỉ khoảng 50 người bởi chính quá trình luyện tập gian khổ cũng như cuộc sống nghiêm ngặt để bước vào con đường này. Những năm gần đây, trên thế giới rất nhiều người quan tâm đến Sumo. Số lượng võ sĩ chuyên nghiệp người ngoại quốc không ngừng tăng lên.

Tiêu chuẩn để được chọn vào nơi đào tạo võ sĩ Sumo chuyên nghiệp là nam giới ở độ tuổi từ 15-23 tuổi, học vấn từ trung học cơ sở trở lên, chiều cao tối thiểu là 1,67m và cân nặng tối thiểu là 67kg. Không những thế, người đó phải là người xuất thân từ một gia đình nề nếp, gia giáo, phải có sự tiến cử từ những người trong giới Sumo Nhật Bản thì mới được bước chân vào con đường trở thành võ sĩ Sumo.

Vượt qua các kì kiểm tra

Bạn phải vượt qua được các kỳ kiểm tra về sức khỏe như thị lực, tốc độ, sức bền, sự nhanh nhạy… Những thanh thiếu niên nào không đạt tiêu chuẩn sẽ phải quay về nhà, cất ước mơ trở thành võ sĩ “Su mô”. Các võ sinh còn lại bước vào quá trình luyện tập, ăn uống cùng nhau dưới sự điều hành bởi một Oyakata trong vòng hai năm để tăng trọng lượng mà một võ sĩ cần phải có. Sau đó, phải khổ công tập luyện mới có thể trở thành võ sĩ có hạng và được lên võ đài.

Trở thành Sumo là điều mà không phải ai cũng làm được. Vì vậy, những võ sĩ Sumo, Samurai luôn được người Nhật Bản coi trọng bởi chính những nghị lực, đức tính và con đường đầy chông gai, khắc nghiệt để trở thành.

Mức lương của Sumo Nhật Bản

Tiền lương của Rikishi (Lực sĩ) không do các phòng tập chi trả mà do Hiệp hội Sumo Nhật Bản chi trả. Từ Yokozuna đến Juryo sẽ được trả lương theo tháng, dưới Juryo sẽ không có lương tháng. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác bao gồm phụ cấp địa điểm, phụ cấp công tác, tiền trợ cấp đô vật, tiền thưởng đô vật.

Thu nhập năm 2019 của Hakuho – Yokozuna hiện nay thấp nhất là khoảng 100 triệu yên (khoảng 200 tỉ). Người ta nói rằng nếu tính thêm tiền hợp đồng quảng cáo thì con số này phải là 200 triệu yên (khoảng 400 tỉ). Để trở thành Yokozuna cần có sự nỗ lực gấp nhiều lần bình thường nhưng thành quả đạt được thì vô cùng xứng đáng.

Cuộc sống của các võ sĩ Sumo Nhật Bản

Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống của các võ sĩ sumo nhật bản sẽ đơn giản và ăn thỏa thích. Thực chất hình ảnh sumo Nhật Bản đằng sau đó là quá trình khổ luyện và tuổi thọ 60-65 tuổi thấp hơn người bình thường. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sumo Nhật Bản trong cuộc sống tập luyện hàng ngày nhé!

Với thời gian buổi sáng luyện tập từ 5h với bao tử rỗng sẽ rất khó khăn cho người mới bắt đầu. Bên cạnh việc ăn uống được cung cấp thì các Sumo phải tự thân vận động như là lao vào bếp để nấu ăn và quét dọn.

Chế độ ăn của một đấu sĩ sumo Nhật Bản theo chế độ khoa học và chia thành 2 bữa ăn 11h va 18h. Các sumo cần phải tuân thủ về trang phục cũng như cách cư xử hàng ngày của môn võ Sumo. Các lối luyện tập cực kỳ khắt khe, số giờ ngủ cũng được quy định chuẩn sumo sẽ có 4 giờ chỉ ngủ và không làm bất cứ chuyện gì.

Sau mỗi trận đấu các võ sĩ Sumo sẽ bị thương và phải vượt qua được nỗi đau này, có không ít Sumo đã rơi vào trạng thái mệt mỏi và bế tắc. Tuy vậy với những ai đam mê thì bộ môn này sẽ trở thành một thử thách rất tuyệt vời dành cho bạn đấy.

VĂN HÓA SUMO

Sumo Nhật Bản là một phong cách vật thể thao quốc gia của Nhật Bản. Nó có nguồn gốc trong thời cổ đại như một màn trình diễn để giải trí của các vị thần Shinto . Nhiều nghi lễ với nền tảng tôn giáo , chẳng hạn như thanh lọc biểu tượng của vòng tròn với muối, vẫn được tiếp tục đến tận ngày hôm nay. Phù hợp với truyền thống , chỉ có những người đàn ông mới có thể tham gia các môn thể thao chuyên nghiệp tại Nhật Bản.

Các quy tắc rất đơn giản: người nào thoát ra khỏi vòng đấu hoặc chạm mặt đất ngoài vòng thi đấu ( với bất kì phần nào của cơ thể) sẽ bị loại khỏi cuộc thi đấu. Trận đấu diễn ra trên một vòng cao (dohyo ), được làm bằng đất sét và phủ một lớp cát. Một cuộc thi thường chỉ kéo dài vài giây, nhưng trong trường hợp hiếm hoi có thể mất một phút hoặc nhiều hơn. Không có giới hạn trọng lượng hoặc các lớp học trong sumo Nhật Bản, có nghĩa là đô vật có thể dễ dàng tìm thấy chính mình phù hợp thi đấu với một người nào đó có kích thước gấp nhiều lần mình. Kết quả là việc tăng cân là một phần thiết yếu của đào tạo sumo.

PHÂN HẠNG VÕ SĨ SUMO NHẬT BẢN

Sau 2 năm đào tạo, các võ sinh lúc này đã trở thành các võ sĩ Sumo Nhật Bản và được xếp vào các cấp bậc khác nhau tùy theo năng lực, thành tích và kinh nghiệm thi đấu của mỗi người. Cụ thể cấp bậc trong Sumo sẽ phân thành 6 cấp bao gồm: Yokozuna, Ozeki, Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo. Các võ sĩ Sumo sẽ được tăng hạng bằng các trận thắng.

Yokozuna (Hoàng cương)

Là danh hiệu cao quý nhất trong Sumo Nhật Bản. Muốn đạt đến đẳng cấp này, võ sĩ Sumo phải có một thành tích thật ổn định, mỗi vòng đấu phải thắng ít nhất 12/15 trận. Có riêng một hội đồng từ Hiệp hội Sumo Nhật Bản sẽ quyết định cho việc cấp phong cấp bậc này. Cả lịch sử Sumo tính đến nay hơn 1.500 năm nhưng chỉ có 67 người được phong cấp bậc Yokozuna.

Ozeki (Đại quan)

Cấp bậc phong cho các võ sĩ Sekiwake khi thắng khoảng 33 trận hay đoạt chức vô địch ba mùa đấu Sumo Nhật Bản liên tục. Nếu thi đấu không tốt, có số trận thắng ít hơn số trận thua trong hai mùa giải liên tiếp võ sĩ Sumo sẽ bị mất cấp bậc này và trở về cấp bậc Sekiwake. Trước khi có cấp bậc Yokozuna, thì Ozeki là cấp bậc cao nhất trong Sumo.

Sekiwake

Là cấp bậc cho một võ sĩ Komubusi nếu có số trận thắng nhiều hơn số trận thua trong nhiều mùa giải liên tiếp nhau, hoặc chỉ cần một mùa giải nhưng số trận thắng rất nhiều, thường là từ 10 trận trở lên. Cũng giống như Ozeki, nếu Sekiwake có một mùa giải không thành công, tức là số trận thua nhiều thì sẽ bị mất cấp bậc, trở về với bậc Komusubi.

Komusubi là cấp bậc phong cho lực sĩ Maegashira nào có 10 hay 11 trận thắng hay thắng một lực sĩ có cấp bậc cao hơn mình.

Maegashira là cấp bậc thấp nhất trong nhóm lực sĩ năm cấp kể trên (được gọi là Makuuchi).

Juryo

Là cấp bậc của các võ sĩ chưa lọt được vào nhóm Makuuchi. Các lực sĩ Juryo được phép tham gia thi đấu các giải chuyên nghiệp 15 trận, nhưng đấu riêng giữa họ với nhau. Trong trường hợp một lực sĩ trong nhóm Makuuchi bị chấn thương phải từ bỏ giải đang đấu, thì võ sĩ Juryo có thành tích tốt nhất có thể được phép lên đấu cùng nhóm Makuuchi. Thấp hơn cấp Juryo chỉ còn những người đang học Sumo Nhật Bản.

Hiệp hội Sumo quy định rất chi tiết và nghiêm ngặt về đẳng cấp, tất cả các hành vi ứng xử, trang phục, thực đơn ăn uống và hầu hết các mặt trong đời sống mà một võ sĩ Sumo cần phải có.

Các giải đấu và xếp hạng

Sẽ có sáu giải đấu được tổ chức hàng năm: 3 giải đấu tại Tokyo diễn ra vào tháng 1, tháng 5 và tháng 9; 1 giải tại Osaka vào tháng 3, Nagoya vào tháng 7 và Fukuoka vào tháng 11. Giải đấu sẽ kéo dài trong suốt 15 ngày, các đô vật sẽ tham gia tranh tài một trận đấu mỗi ngày, ai xếp hạng thấp hơn sẽ được đấu ít trận hơn.

Các đô vật Sumo Nhật Bản được phân loại theo thứ bậc xếp hạng (banzuke), vị trí sẽ được cập nhật liên tục sau mỗi giải đấu và dựa trên thành tích thực của họ. Nghĩa là Sumo nào thắng nhiều hơn thua sẽ được thăng cấp, và những ai thua nhiều hơn thì sẽ ngược lại. Xếp hạng cao được gọi là “Makuuchi”, xếp hạng thấp hơn là cấp “Juryo”. Cấp bậc trong Sumo sẽ phân thành 6 cấp bao gồm: Yokozuna, Ozeki, Sekiwate, Komusubi, Maegashira và Jyuryo. Từ cấp Juryo trở lên mới được coi là một đấu sĩ Sumo chuyên nghiệp. Tuy nhiên đối với cấp bậc cao quý nhất là Yokozuna, không giống như những đô vật khác ở cấp thấp hơn, một Yokozuna không thể bị hạ cấp, khi số lượng trận thua tăng lên, đấu sĩ này sẽ nghỉ hưu.

Quy định của cuộc thi Sumo

  • Trong một trận đấu, quy định của cuộc thi về sự thắng bại của võ sĩ Sumo sẽ được quyết định rất nhanh. Thông thường, các trận đấu sẽ kéo dài 15 ngày, mỗi ngày sẽ có trận đấu sẽ được kéo dài đến 1 phút.
  • Một võ sĩ chiến thắng là người đã đẩy đối thủ ra khỏi vòng tròn hay quật ngã đối thủ xuống sàn đấu. Người chiến thắng sẽ nhận được số tiền lớn được quy định tùy vào ban tổ chức, cúp sumo Nhật Bản sẽ nặng khoảng 20-30 kg với những phần quà cực kỳ lôi cuốn khác.
  • Mỗi năm sẽ có 6 giải đấu Sumo được tổ chức vào các khoảng thời gian 1,3,5,7,9,11 trong các sàn đấu chuyên nghiệp. Thông thường giải đấu được tổ chức ở Osaka, Aichi, Fukuoka, Tokyo.

Ba loại chỗ ngồi cho khách du lịch xem Sumo Nhật Bản

• Ghế Ring

Nằm gần vòng, ghế Ring là đắt nhất và khó khăn nhất để có được. Người có vé ngồi trên đệm trên sàn nhà và được tiếp xúc với nguy cơ chấn thương do đô vật bay vào khán giả.

• Ghế Box

Phần còn lại của tầng đầu tiên của sân vận động bao gồm chỗ ngồi hộp phong cách Nhật Bản, mà thường ngồi bốn người (mặc dù có một vài với dung lượng cao hơn và thấp hơn, cũng). Giày được loại bỏ, và khán giả ngồi trên đệm. Vé được bán cho toàn bộ hộp bất kể họ đang chiếm đóng hoàn toàn hay không, tức là hai người sử dụng một hộp 4 chỗ ngồi sẽ vẫn phải mua tất cả bốn vé. Ghế hộp được tiếp tục phân thành A, B và C hộp theo khoảng cách đến nhẫn.

• Ghế ban công

Trên ban công tầng hai, có một số hàng ghế kiểu phương Tây. Ghế ban công cũng đang tiếp tục phân thành A, B và C ghế phụ thuộc vào khoảng cách tới vòng. Hơn nữa, có một phần để sử dụng độc quyền của chủ sở hữu vé cùng ngày, các loại vé rẻ nhất mà chỉ có thể được mua trong ngày tại sân vận động.

Trong khi các sân vận động thường xuyên bán ra vào cuối tuần và ngày lễ, họ hiếm khi làm như vậy thường xuyên các ngày trong tuần. Ngay cả khi một ngày được bán ra trước, một số giới hạn các vé ban công ngồi cùng một ngày được bán vào ngày tại sân vận động. Vé sumo được bán khoảng một tháng trước khi bắt đầu của mỗi giải đấu.

Hi vọng, qua bài viểt này, du khách có thêm sự hiểu biết về Sumo Nhật Bản và những nét văn hóa truyền thống của “xứ sở hoa anh đào”. Hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Nhật Bản để có sự khám phá và trải nghiệm thực tế nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo