Trà Đạo Nhật Bản – Điển hình văn hóa cổ xưa của Nhật

Người Á Đông nói chung và người Nhật Bản nói riêng đều có chung sở thích uống trà. Tùy mỗi nét văn hóa đặc trưng của mỗi dân tộc mà cách thưởng trà sẽ khác nhau. Nếu trà đạo Việt Nam khá dân dã và thuần túy thì trà đạo Nhật Bản đầy tinh tế với nhiều quy tắc và kiểu cách. Trà đạo Nhật Bản dường như là nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người dân đất nước mặt trời mọc, không chỉ giúp tinh thần được thư giản mà còn mang đến cho những ai thưởng thức hương vị tuyệt vời, khó cưỡng.

Trà đạo Nhật Bản đã trở thành nét văn hóa rất riêng và rất độc đáo khi du lịch Nhật Bản. Để pha được một ấm trà ngon cho đến việc thưởng thức như thế nào mới có thể thấm hết hương vị của trà cần có sự tỉ mỉ, tịnh tâm trong lòng. Pha trà còn giúp cho tâm hồn thư thái hơn, có cảm giác như cùng được hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn như được gột rửa, an yên hơn. Đây cũng chính là nét văn hóa, tạo nên đặc trưng của trà Nhật. Vậy thưởng thức trà đạo Nhật Bản như thế nào? Hãy cùng Xinvisaquocte tìm hiểu qua bài viết này nhé!

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Trà đạo Nhật Bản là gì?

Trong tiếng Nhật trà đạo được gọi là Chanoyu, hoặc là Sadou. Văn hóa trà đạo Nhật Bản có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc, ở thời Kamakura có một nhà sư tên Eisai đang mang trà đạo từ nhà Tống của Trung Quốc đến Nhật Bản. Thuở ban đầu, trà xanh chỉ được xem là một loại dược liệu. Đến thời Muromachi thì văn hóa trà đạo mới phát triển vượt bậc ở quốc gia này, một nhà sư tên Murata Jukou đã lĩnh ngộ được Thiền và ông đã mở một phòng trà nhỏ, tĩnh lặng, đơn giản để thưởng trà.

Cách thưởng trà của Murata Jukou được giới quý tộc rất ưa thích, họ có các nghi thức đặc trưng để thưởng trà. Nhờ những nghi thức, quy luật đặc trưng nên trà đạo của Nhật Bản rất được ưa chuộng và nổi tiếng trên toàn thế giới.

Văn hóa trà đạo của Nhật Bản bắt nguồn từ đâu?

Ở Nhật Bản vào thời Nara từ thế kỷ thứ VIII trà đã được du nhập. Tuy nhiên số người thưởng thức trà rất hạn chế. Đối tượng thưởng thức trà chủ yếu là tầng lớp quý tộc. Vương giả những người có địa vị chức tước trong xã hội.

Một thời gian sau vào thời Kamakura có một vị cao tăng là thiền sư Eisai thuộc phái thiền Rinzai đã mang một thứ trà có màu xanh lơ. Dạng bột từ bên Trung Hoa về Nhật và có tên gọi là matcha. Từ đó việc uống trà trả nên phổ biến rộng khắp hơn và cả giới bình dân cũng dần hình thành thói quen uống trà. Tuy nhiên về văn hóa, cách thức uống trà của người Nhật. Không khác gì mấy so với người Trung Hoa vẫn là thưởng ngoại phong cảnh và thưởng thức vị trà.

Mãi cho tới cuối thể kỷ thứ XV văn hóa trà đạo của Nhật Bản mới có sự khác biệt. Cụ thể một vị học trò của thiền sư Ikyu đã hình thành nên một trường phái đầu tiên về uống trà để thi đấu toucha. Và có tên gọi là wabicha. Với trường phái này việc uống trà nghiêp về tinh thần và sự giản dị.

VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN
VĂN HÓA TRÀ ĐẠO NHẬT BẢN

Trà đạo Nhật Bản với cuộc sống

Văn hóa trà đạo Nhật Bản được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh.Nếu có cơ hội , hãy đăng ký một tour du lich Nhật Bản để trải nghiệm thực tế với ý nghĩa của chúng. Còn ngay bây giờ, bạn hãy hiểu tạm là thế này:

Hòa – tượng trưng cho sự hài hòa giữa Trà Nhân và Trà Chất, giữa Trà Nhân với Trà Nhân và giữa Trà Nhân với các dụng cụ pha trà. Hòa – giống như sợi dây gắn kết những điều ngay hiện tại với nhau.

Kính – Vừa biểu đạt cho sự tôn trọng, tôn kính Trà Nhân, về những điều đang hiện hữu, vừa biểu hiện cho sự trân trọng và biết ơn. Như một sự khiêm nhường trong văn hóa của người Nhật Bản.

Thanh – Sự thanh khiết, thánh thiện trong tâm hồn, sự bình yên.

Tịnh – Chỉ xuất hiện khi trong bạn đã dung hòa được Hòa – Kính – Thanh, tâm hoàn toàn an yên và mọi hành động, lời nói, sự vật xung quanh dường như dừng ngay hiện tại.

Khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản và nghiệm ra được những điều này, bạn sẽ nhận được an lạc và hạnh phúc thực sự, đây cũng là thước đo để bạn biết được mình đang ở vị trí nào trên con đường trà đạo.

Từ trà đến tu dưỡng tâm hồn

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa vô cùng độc đáo vô cùng tinh tế. Đặc biệt, văn hóa trà đạo Nhật Bản đã trở thành vẻ đẹp truyền thống của dân tộc này. Văn hóa uống trà ở đây được nhiều người trên thế giới biết đến , thậm chí nhiều quốc gia cũng đã và đang du nhập văn hóa này về cho đất nước mình. Trà đạo không chỉ uống trà mà còn là thưởng trà, thể hiện ở sự tỉ mỉ trong các công đoạn từ lúc chuẩn bị cho đến tạo ra những chén trà ngon. Chính vì thế, trà đạo Nhật Bản được coi là một nghệ thuật của sự tinh tế, ẩn chứa cả một nghệ thuật sống của người dân nơi đây.

Người Nhật Bản kết hợp thói quen uống trà với tinh thần thiền của Phật giáo. Nhờ đó nâng tầm nó thành một nghệ thuật thưởng trà độc đáo. Trà Đạo giống như một cách thức để con người làm sạch tâm hồn mình bằng cách hòa hợp với thiên nhiên, tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Trong Trà Đạo, có 4 nguyên tắc cơ bản bất di bất dịch. Đó là Hòa – Kính – Thanh – Tịch. “Hòa” trong chữ hài hòa, chỉ sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên; “Kính” trong chữ kính trọng, thể hiện sự tôn kính với người khác, lòng biết ơn; “Thanh” nghĩa là thanh tịnh, cảm giác thanh thản, yên tĩnh; và “Tịch” chỉ sự tĩnh lặng, mang đến cảm giác vắng vẻ.

Trà đạo không chỉ đơn thuần là uống trà

Không chỉ dừng lại ở việc pha trà và uống trà, trà đạo Nhật Bản là cách để tâm hồn trong sạch, thư giãn bằng cách hòa mình với thiên nhiên, từ đó tu tâm dưỡng tính để đạt giác ngộ. Trà đạo Nhật Bản gồm 4 nguyên tắc: Hòa – Kính – Thanh – Tịch. “Hòa” có nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự hòa hợp giữa trà nhân và các dụng cụ pha trà. “Khí” là lòng kính trọng, sự tôn kính, thể hiện sự tri ân cuộc sống. Khi lòng tôn kính với vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, thanh tinh, đó là chữ “Thanh”. “Tịch” là vắng lặng, tĩnh lặng mang đến cảm giác yên tịnh.

Nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản nói chung và văn hóa trà đạo Nhật Bản nói riêng đều mang tính “nguyên tắc”. Thể hiện sự cầu kỳ nhưng vô cùng tinh tế . Trở thành một nét đẹp văn hóa rất riêng biệt. Trong đó một cuộc trà đạo buộc phải tuân thủ các bước sau:

Trước hết là khâu mời: Theo kinh nghiệm du lịch Nhật Bản. Nguyên tắc đầu tiên đó là gia chủ phải thể hiện được thái độ lịch sự với khách mời. Thông thường gia chủ sẽ viết thư mời gửi đến người tham gia buổi trà đạo. Và đối với khách mời cũng phải thể hiện thái độ lịch sự. Đó là viết thư trả lời cho gia chủ là có thể tới buổi trà đạo hay không. Khi tới nơi, người Nhật sẽ thực hiện văn hóa nghi lễ chào hỏi nhau. Cụ thể khách được mời sẽ được phục vụ nước nóng trong lúc chờ đợi. Tiếp đó gia chủ sẽ bước ra và chào khách đáp lại khách mời sẽ cúi chào với chủ nhà.

Địa điểm thưởng trà đạo ở Nhật Bản

Thời gian thưởng thức trà đạo được chia làm 4: Trà sáng (7 giờ sáng), (8 giờ sáng); giữa trưa (12h trưa); buổi tối (6 giờ tối). Không gian để thưởng thức trà đạo rất tĩnh lặng, thư giãn và ưu tiên sự giao hòa với thiên nhiên. Phòng trà được người Nhật Bản bài trí đơn giản nhưng tinh tế. Một góc chiếu đặt bếp lò, nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà, đủ để khách cảm nhận được sự ấm áp, nhẹ nhàng, sự mến khách của nhủ nhà. Trong nhiều dịp, chủ nhà sẽ tổ chức buổi tiệc trà lớn hơn kéo dài hơn 4 tiếng. Khách sẽ được phục vụ những chiếc bánh ngọt màu sắc có hương vị thơm ngon.

Nếu bạn đi du lịch Nhật Bản, muốn được trải nghiệm văn hóa thưởng trà đạo độc đáo này, thì ở Gion, Kyoto có “Lớp học trải nghiệm trà đạo En”. Đi về hướng ngôi đền Yasaka, tiến về phía bên trái sau đó đi vào con ngỡ nhỏ nằm phái bên trái cổng Shinmon lớn của chủa Chionin bạn sẽ tìm thấy “Lớp học trải nghiệm trà đạo En”. Bạn sẽ đăng kí học tại sảnh đón khách. Chi phí theo nhóm là 2,500 Yên/người (đã tính thuế) hoặc bạn muốn trải nghiệm riêng thì có gói 4,500 Yên/1 người (đã tính thuế).

Nghệ thuật pha và thưởng thức trà đạo Nhật Bản

Việc thưởng trà được ví như con đường, mà đi hết con đường đó sẽ đến nơi có “trà đạo vừa ngon vừa không ngon”. Con đường ấy cần phải đảm bảo đúng quy trình và những yêu cầu khắt khe, từ nước pha trà, làm ấm dụng cụ, pha trà, rót trà rồi uống trà. Cụ thể như sau:

Bước 1: Nước pha trà

Không sử dụng nước đang đun sôi để pha trà vì như thế trông không được đẹp mắt. Hơn nữa hầu như tất cả các loại trà Nhật bản như trà xanh, trà bột thường dùng trong lễ dâng trà đặc biệt không dùng nước đang đun sôi bao giờ. Thông thường nước dùng để pha trà được đựng trong bình thủy tinh hay được đun trong ấm kim khí không đậy nắp trên một bếp than nhỏ với nhiệt độ từ 80 – 90C

Bước 2: Làm ấm dụng cụ

Để làm ấm, các dụng cụ dùng để pha trà như ấm, tách uống trà đều được tráng qua nước sôi rồi dùng khăn lau khô trước khi dùng. Trà được cho vào ấm với trung bình mỗi người khách thường tính cho một muỗng cà phê trà xanh.

Bước 3: Pha trà

Thông thường, người ta thường sử dụng trà xanh trung bình để pha. Với loại trà này, người ta thường pha làm 3 lần:

Lần một, sử dụng nước nóng khoảng 60 độ. Ở nhiệt độ này, thời gian ủ trà sẽ khoảng 2 phút để trà ngấm thì rót ra mời khách. Để có nhiệt độ sôi này, người ta phải rót nước sôi từ bình thủy tinh ra một bình khác cho giảm nhiệt độ.

Với lần pha thứ hai, trà đã ngấm và nở, người pha trà phải sử dụng nước có nhiệt độ khoảng 80 độ để pha. Lần này chỉ cần để khoảng 40 giây là có thể rót ra mời khách.

Lần pha thứ ba cũng tương tự như lần hai, chỉ khác là nước pha lần 3 cần đạt khoảng 90 độ. Thêm đó, cần lưu ý lượng nước pha trà mỗi lần chỉ đủ rót ra cho khách, tránh pha nhiều nước hay ít nước sẽ làm trà bị loãng hoặc bị đặc.

Bước 4: Rót trà

Khi rót trà, để tránh tình trạng nước trà độ đậm nhạt không đều thì trước khi rót trà mời khách, trà nhân sẽ rót lần lượt vào mỗi chén khoảng 1/3 chén. Tiếp đó rót lần thứ hai, nhưng không phải rót xuôi mà rót ngược lại. Mỗi lần rót đều ngược nhau cho đến khi đầy chén. Mục đích của quy trình này là để nước trà trong mỗi chén được đều nhau. Sau đó mới đem ra mời khách.

Bước 5: Cách uống trà

Khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản còn kèm theo một vài loại bánh có vị ngọt nhằm tăng thêm hương vị của trà. Thông thường bánh sẽ ăn trước khi uống trà, rồi tiếp tục thỉnh thoảng một vài miếng bánh và uống trà tiếp. Đây là cách người Nhật làm tăng hương vị của trà. Một lưu ý nhỏ là phải ăn hết bánh trong miệng rồi mới uống trà để có thể cảm nhận đủ hương vị độc đáo khi thưởng thức.

Trà đạo Nhật Bản không chỉ đơn thuần là nghệ thuật trong cách thưởng trà mà còn giúp tu dưỡng tinh thần, nâng cao tư tưởng. Cũng chính vì thế, trà đạo cũng được ví như là nơi để con người ta tĩnh tâm, tìm thấy được hạnh phúc và chân lý sống đích thực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo