Tử Cấm Thành Trung Quốc – Cố cung huyền bí

Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến Tử Cấm Thành Trung Quốc? Đây là một công trình đã được Unesco công nhận là Di sản văn hóa Thế giới, công trình thế kỷ được du khách trên toàn thế giới mong ước được một lần đặt chân đến. Cố Cung là tên gọi của Tử Cấm Thành xưa nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, du khách biết đến Cố Cung qua những bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc kể về các triều đại từ nhà Minh đến nhà Thanh, đó là một câu chuyện lịch sử quá dài.

Tử Cấm Thành là một trong những điểm tham quan đặc sắc nhất Bắc Kinh, nơi đây toát lên vẻ uy nghiêm, trang trọng và gắn liền với lịch sử của chốn hoàng cung. Cung điện này thu hút hàng triệu du khách thăm quan mỗi năm đến tìm hiểu về thời đại hoàng kim Trung Quốc xưa.

Dịch vụ xin visa Trung Quốc trọn gói: Xem Tại đây

Đôi nét về Tử Cấm Thành Trung Quốc

Tử Cấm Thành Trung Quốc xưa nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh, du khách biết đến Cố Cung qua những bộ phim truyền hình nổi tiếng của Trung Quốc kể về các triều đại từ nhà Minh đến nhà Thanh, đó là một câu chuyện lịch sử quá dài. Cố Cung (cung điện cũ) là quần thể kiến trúc với quy mô lớn nhất, có giá trị nghệ thuật cao được bảo tồn hoàn chỉnh nhất ở Bắc Kinh. Cố Cung do 2 nhà thợ mộc nổi tiếng nhất thời Minh là Khoái Tường và Sái Tín thiết kế và được bắt đầu xây dựng từ thời Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 4 (1406) và hoàn thành vào năm 1424. Cố Cung đã trải qua nhiều lần tu sửa do bị cháy hoặc hư hỏng nhưng vẫn giữ được bố cục ban đầu.

Cố Cung xưa kia gọi là Tử Cấm Thành. Chữ “Tử” có nghĩa là “màu tím”, lấy ý theo thần thoại: Tử Vi Viên ở trên trời là nơi ở của Trời, Vua là con Trời nên nơi ở của Vua cũng gọi là Tử, Cấm Thành là khu thành cấm dân thường ra vào. Đây là cung điện của 24 đời vua thuộc 2 triều đại Minh – Thanh từ Minh Vĩnh Lạc (1421) 296 năm đến thời Thanh mạt (1911) 267 năm.

Nét độc đáo của Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành Trung Quốc được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam. Tổng thể công trình gồm có 800 cung điện và 9999 phòng. Ở phía bốn góc là 4 tòa tháp được dựng với kiểu mái phức tạp trượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc Lâu. Và ở tứ phía đều có mỗi cổng ra vào là Ngọ môn, Thần Vũ môn, Đông Hoa môn, Tây Hoa môn.

Đa số mái của các cung điện Tử Cấm Thành đều được lợp ngói lưu ly vàng, đây là màu tượng trưng cho sự vương quyền triều đình Trung Quốc. Màu này trong thuyết ngũ hành là thổ, là gốc của vạn vạn vật người Trung luôn xem đây là màu tôn quý nhất. Các bức tường đều được sơn màu đỏ tươi mang ý nghĩa trang nghiêm, hạnh phúc và may mắn.

TỬ CẤM THÀNH
TỬ CẤM THÀNH

Đường đến Tử Cấm Thành Trung Quốc

Cố Cung nằm ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh, ngay cạnh quảng trường Thiên An Môn. Để đến được Tử Cấm Thành ở Trung Quốc bạn cần di chuyển khoảng hơn 20km và khoảng 3km đi bộ từ ngoài tường thành vào.

Để tham quan Tử Cấm Thành Trung Quốc, bạn có thể đi bộ, xe đạp hay bằng các phương tiện giao thông công cộng khác. Trạm Thiên An Môn Đông và Tây là các trạm tàu điện ngầm gần Ngọ Môn. Ngoài ra còn có một tuyết xe buýt chạy vòng quanh khu kinh thành, vì thế du khách có thể đi từ đầu này sang đầu kia thành khá nhanh chóng. Hầu hết du khách đều tham quan nửa ngày để có thể tham quan toàn bộ khu quần thể Tử Cấm Thành. Hãy bắt đầu chuyến tham quan từ Thiên An Môn, với bản đồ hoặc máy ghi âm hướng dẫn có thể mượn tại quầy vé nhé!

Phương tiện du lịch Tử Cấm Thành Trung Quốc

Do Tử Cấm Thành Trung Quốc tọa lạc tại trung tâm Bắc Kinh nên du khách có thể dễ dàng đến khám phá nơi đây bằng cách đi bộ, đạp xe đạp, tham gia các phương tiện công cộng. Bên cạnh đó, tại đây cũng có các trạm như Trạm Thiên An Môn Đông và Tây gần Ngọ Môn, ga Tian’anmen East hay Tiananmen west Station… Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống xe buýt có các tuyến chạy vong quanh khu kinh thành nên bạn có thể nhanh chóng đến những địa điểm tham quan một cách thuận lợi hơn. Và bạn cũng nên lưu ý khi đến tham quan Tử Cấm Thành thì nên đến vào các ngày trong tuần để tránh phải chen lấn sự đông đúc người tham quan.

Bên cạnh đó, du khách cũng nên xem trước giờ mở cửa cũng như các thông tin về nơi này, để giúp du khách có buổi tham quan thú vị hơn. Thông thường Tử Cấm Thành mở cửa vào hàng ngày và thời gian từ 8h30 đến 17h. Tuy giá vé vào cổng của mùa hè có mắc hơn một chút vào mùa đông nhưng du khách đến tham hai mùa này đều để lại nhiều kỷ niệm khó quên.

Thời điểm nên tham quan Tử Cấm Thành Trung Quốc

Đến du lịch Trung Quốc bạn nên cần chú ý vào khoảng thời gian nên đi hay không đi tham quan Tử Cấm Thành Trung Quốc. Nhất là vào khoảng thời gian nóng nực, điều đó làm cho bạn cảm thấy khó chịu khi phải đi bộ. Chính vì thế, để có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn nét đẹp cổ kính của Tử Cấm Thành, bạn nên đến đây vào mùa đông, đặc biệt sau khi tuyết rơi nên không đông đúc du khách đến tham quan.

Lối kiến trúc độc đáo của Tử Cấm Thành Trung Quốc

Bố cục của Cố Cung được xây dựng trên 1 khu đất rộng hình chữ nhật, diện tích khoảng 720.000m2. Cố Cung gồm có: 5 triều đình, 17 điện, trong đó có 8 dinh cơ và khoảng 9.000 phòng. Xung quanh có tường thành cao 10m bao bọc, ven ngoài tường có hào nước rộng 52m. Bốn góc thành có 4 tháp canh, 4 mặt thành có 4 cửa ra vào đối diện nhau: Ngọ Môn, Thần Vũ Môn, Đông Hoa Môn, Tây Hoa Môn. Các kiến trúc quan trọng của Cố Cung đều nằm trên 1 đường trục Nam – Bắc ở chính giữa. Hai bên là các kiến trúc phụ đối xứng nhau.

1. Cửa Ngọ môn và cửa Thái Hòa

Cửa Ngọ Môn là cửa chính để vào Tử Cấm Thành Trung Quốc bao gồm năm vòm cửa. Trong đó, lối đi chính giữa chỉ dành cho Hoàng đế, hai cửa hai bên dành cho quan lại, ngoài cùng là dành cho các nô tì, cận vệ. Cửa Thái Hòa là cửa lớn của 3 điện lớn ở Tử Cấm Thành, cửa này chia 7 gian được dựng trên một nền đá cao. Ở 2 bên của có con sư tử đồng nhằm làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của kiến trúc và sức mạnh của Thiên triều.

2. Cung Càn Thanh

Đây là cung lớn ở phía sau Tử Cấm Thành Trung Quốc, nơi ở của Nhà vua và Hoàng Hậu. Ở đây còn là nơi vua tiếp kiến các đại thần và giải quyết công việc hàng ngày. Sau khi lên ngôi, vua Ung Chính (nhà Thanh) dời nơi ở đến điện Dưỡng Tâm nằm ở phía Tây, nên cung Càn Thanh được nhà vua dùng làm nơi giải quyết công việc triều chính, tiếp kiến đại thần, hội kiến với sứ thần ngoại quốc nên trang trí cũng đơn giản.

Phía trên nơi vua ngồi có treo bức đại tự với 4 chữ “Chính Đại Quang Minh”. Các hoàng đế Trung Quốc lên cầm quyền bằng chế độ truyền ngôi cho nhau, nên lúc vua còn sống phải công bố rõ ràng ai sẽ là người kế vị tiếp nối sau khi vua băng hà. Vì vậy, sự tranh chấp ngôi vua thường diễn ra rất quyết liệt, khi thầm lén, lúc công khai trong hoàng tộc và quần thần.

Ngai vàng của vua Càn Long
Ngai vàng của vua Càn Long ở Cung Càn Thanh

3. Điện Dưỡng Tâm

Điện Dưỡng Tâm không nằm ở trục chính giữa của Tử Cấm Thành Trung Quốc mà là ở phía Tây, phần Hậu tẩm. Điện vốn là nơi ở của Hoàng Thái hậu, đến đời vua Ung Chính nhà Thanh thì dùng làm nơi ăn nghỉ của nhà vua, còn là nơi tiếp kiến các đại thần, giải quyết công việc thường nhật, nên ở giữa điện không có ngai vàng.

Đông Noãn Các trong điện cũng là nơi nhà vua và đại thần nghị sự. Thời vua Đồng Trị nhà Thanh, do bà mẹ là Từ Hy Thái hậu chuyên quyền, nên mỗi lần Nhà vua nghị bàn giải quyết công việc quốc gia thì Hoàng đế ngồi trên ngự kỷ ở Đông Noãn Các, phía sau ghế vua ngồi có 1 tấm màn rủ là 2 bà Đông, Tây Thái hậu ngồi nhiếp chính (huấn dụ). Trên thực tế, Đồng Trị chỉ là ông vua bù nhìn, còn mọi việc triều chính điều hành đều do Từ Hy thái hậu định đoạt.

4. Điện Thái Hoà

Điện Thái Hoà là ngôi điện quan trọng nhất của Tử Cấm Thành, không chỉ vì vị trí của nó ở trung tâm Tử Cấm Thành mà về hình thể kiến trúc, về trang trí và các mặt khác đều đứng hàng đầu trong quần thể kiến trúc đó.

Các kiến trúc của Trung Quốc thời trước to hay nhỏ thường lấy số gian làm chuẩn mực. Điện Thái Hoà có 11 gian, cao 26,9m tính từ mặt đất lên nóc điện. Đây là công trình kiến trúc số 1 thời xưa còn giữ lại. Mái của các kiến trúc ngày xưa có nhiều loại và nhiều kiểu xây dựng khác nhau, 1 tầng hoặc 2 tầng. Tuỳ theo từng kiến trúc to hay nhỏ, mức quan trọng ra sao mà có cách xử lý mái khác nhau.

Điện Thái Hoà là công trình quan trọng bậc nhất nên toàn bộ mái lợp bằng ngói lưu ly màu vàng. Khi mặt trời rọi xuống, từ mái điện phản chiếu lên ánh hào quang sáng chói. Toàn bộ tường và cửa sổ màu đỏ dưới nền màu trắng trông thật rực rỡ. Trên nóc điện, ở 2 phía có đắp 2 đầu rồng cao 3m và dọc theo nóc điện có đắp 1 loạt những con vật nhỏ dáng vẻ như đang di động. Các cửa ra vào và cửa sổ đều có những mảng hoa văn.

5. Ngự Hoa Viên

Ngự Hoa Viên hay còn gọi là Vườn Thượng Uyển là cũng là một công trình độc đáo. Với diện tích 11.000 mét vuông, đây là nơi thưởng ngoạn dạo mát của vua và phi tần ngày xưa. Khi tham quan Tử Cấm Thành đến với khu vườn này du khách sẽ bắt gặp những đình, đài, lầu, các đặt khắp khu vườn làm nơi nghỉ ngơi hóng mát bên cạnh những bờ hồ rất thơ mộng.

Khung cảnh thoáng đãng của Ngự Hoa Viên
Khung cảnh thoáng đãng của Ngự Hoa Viên

6. Bảo tàng ở Tử Cấm Thành

Khi đến dạo chơi Tử Cấm Thành Trung Quốc, khách du lịch đừng quên ghé đến khu bảo tàng này. Bên trọng bảo tàng trưng bày rất nhiều những bảo vật cổ quý hiếm, các bộ sưu tập trang sức, trang phục cổ xưa của các hoàng đế vương tôn vô cùng đồ sộ và quý giá. Đặc biệt nhất là bộ sưu tập đồng hồ cơ thế kỉ 18-19 lớn nhất thế giới với hơn 1000 chiếc đồng hồ được chế tác tại Trung Quốc và thế giới.

Đã ghé đến tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống Trung Quốc thì bạn không thể nào bỏ quan việc tham quan Tử Cấm Thành. Ngoài được chiêm ngưỡng những nét độc đáo trong kiến trúc cổ xưa tuyệt đẹp, du khách sẽ còn được nghe những câu chuyện cung đình thú vị trong quá trình thăm thú vui chơi tại đây.

Bí mật phong thủy trong kiến trúc Tử Cấm Thành

Năm 1402, Minh Thành Tổ lên ngôi hoàng đế sau khi chiếm được Nam Kinh, sau đó dời đô về Bắc Kinh. Việc tấn công Nam Kinh và chuyển kinh thành về Bắc Kinh đều ngược hẳn với luật của tổ tiên. Do đó, khi xây dựng cung điện, ông muốn thêm nhiều yếu tố kiến trúc giúp củng cố ngai vàng. Điều đó đồng nghĩa với việc cung điện sẽ được thiết kế để Minh Thành Tổ có vị trí như hoàng đế được thần linh lựa chọn và thuận theo ý trời.

Vì thế, Hoàng đế đã cử người về phía Nam tuyển chọn các bậc thầy phong thủy và thợ thủ công điêu luyện, đưa về Bắc Kinh để bắt tay xây dựng hoàng thành. Trong số đó, Nguyễn An người Việt được giao trọng trách làm tổng công trình sư và kiến trúc sư trưởng của Tử Cấm Thành Trung Quốc (cùng với Sái Tín).

1. Âm và dương

Người Trung Quốc cổ đại tin rằng khởi đầu thế giới chỉ có hai yếu tố âm và dương. Trời là dương, đất là âm. Mặt trời là dương và mặt trăng là âm. Hoàng đế Vĩnh Lạc lệnh cho các thầy phong thủy tạo ra thiết kế ba lớp: lớp ngoài tạo thành vòng tròn có bốn đàn tế, lớp giữa là tường thành, và trong cùng là cung điện. Nhìn vào bản đồ Bắc Kinh thời cổ đại, ta có thể thấy phía ngoài tường thành là đền thờ Trời, Đất, Mặt trăng và Mặt trời, tạo thành không gian hình tròn.

Tử Cấm Thành Trung Quốc nằm ở trung tâm Bắc Kinh thời xưa, với hình thế núi phía sau (núi Vạn Niên) và sông chảy phía trước (sông Kim Thủy). Sông Kim Thủy là một kênh đào. Núi Vạn Niên cũng là sản phẩm nhân tạo, được làm từ đất đào sông, gạch đá từ cung điện nhà Nguyên cũ. Núi Vạn Niên được xây ở phía bắc cung điện mới, với vai trò ngăn chặn tà ma xâm nhập.

Sông Kim Thủy và núi Vạn Niên đóng vai trò quan trọng trong Tử Cấm Thành, kết nối năng lượng âm dương của núi Thiên Thọ, Diêm Sơn, Thái Hành và Côn Lôn. Do đó, núi Vạn Niên trở thành “tổ rồng” – nơi năng lượng sống tập trung. Trong khi đó, núi Thiên Thọ là đầu “mạch rồng”, tạo thành dòng chảy thông suốt và mạnh mẽ. Năng lượng từ cung điện có thể truyền qua hệ thống sông và núi này mà không gặp trở ngại gì, cho tới tận núi Côn Lôn và hòa vào năng lượng của trời.

Sông Kim Thủy trong tử cấm thành
Sông Kim Thủy bên trong Tử cấm thành

2. Trời và đất

Theo người Trung Quốc cổ đại, một công trình hoàn hảo cần có sự hòa hợp giữa trời và đất. Nói cách khác, bản đồ các vì sao sẽ được phản chiếu trên bề mặt trái đất, tạo ra một hệ thống mang tính biểu tượng cao. Họ tin rằng sao Bắc Đẩu là trung tâm, các ngôi sao còn lại chia làm ba khu. Thiên đế sống ở trung tâm, quanh đó là các chòm sao Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ và 28 chòm sao khác, tạo thành bản đồ vũ trụ.

Tử Cấm Thành Trung Quốc được thiết kế theo bản đồ sao, mô phỏng vị trí của chúng trên bầu trời theo cách thông minh hơn. Trước hết, compa được sử dụng để tìm ra vị trí Bắc Đầu, từ đó quyết định hướng nam, sau đó tới trục chính đi qua đó. Tiếp theo, “tổ rồng” được xác định (ở điện Giao Thái sau cung Càn Thanh). Đây là điểm khởi đầu cho việc thiết kế và xây dựng toàn bộ khu thành, và cũng là điểm sao Bắc Đẩu phản chiếu trên mặt đất.

Các khu phong ở của cung Càn Thanh, điện Giao Thái, cung Khôn Ninh và sáu cung khác tượng trưng cho thiên đường, tam hậu điện tượng trưng cho khu trung tâm nơi dành cho Thiên đế. Điều này tạo ra liên tưởng “Thiên đế sống trên thiên đình, Thiên tử sống ở Tử Cấm Thành”. Sông Kim Thủy còn được coi là hiện thân cho sông Ngân Hà.

TỬ CẤM THÀNH TRUNG QUỐC
TỬ CẤM THÀNH TRUNG QUỐC

3. Ngũ hành

Thuyết ngũ hành là một trong những học thuyết quan trọng của Trung Quốc thời cổ đại, gồm kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Khắp Tử Cấm Thành Trung Quốc, du khách có thể tìm thấy những chi tiết đặc trưng của các hành này. “Thổ” xuất hiện ở điện trước và sau (được xây trên hai nền lớn tạo thành chữ thổ trong tiếng Trung). Ngoài ra, màu tượng trưng cho đất là màu vàng – màu cao quý nhất. Do đó, mái của các công trình ở khu điện trước và sau trong Tử Cấm Thành được lợp ngói vàng – thể hiện tầm quan trọng của chúng, đồng thời đánh dấu đây là trung tâm của cả nước.

Phía bắc là “thủy” kết hợp với truyền thuyết về Huyền Vũ (rùa đen). Cổng Huyền Vũ (sau này được đổi thành Thần Vũ) tượng trưng cho vị thần nước, nắm giữ sự sống và cái chết, cùng khả năng xua tà ma. Do đó, các phòng phía đông và phía tây của điện Tần An đều có ngói màu đen.

Ngói màu vàng nổi bật của các cung điện trong Tử Cấm Thành
Ngói màu vàng nổi bật của các cung điện trong Tử Cấm Thành

“Kim” là yếu tố ở phía tây. Theo phong thủy, kim sinh hỏa, nên dòng sông chảy quanh cung điện bắt đầu từ phía bắc (chính vì thế mà có tên sông Kim Thủy).

Cuối cùng, “mộc” nằm ở phía đông, thể hiện sự sinh trưởng và thay đổi của vạn vật. Phía đông rất giàu năng lượng, nơi lý tưởng để làm chỗ ở cho các hoàng tử. Màu của hành mộc là xanh lục, do đó các khu nhà ở của hoàng tử đều lợp ngói xanh – thể hiện mong mỏi các hoàng tử luôn mạnh khỏe và có tiềm năng không giới hạn.

Tử Cấm Thành Trung Quốc còn có nhiều điều thú vị mà du khách không thể nào có cơ hội tìm hiểu hết được về Di sản văn hóa Thế giới này. Tuy nhiên, được một lần đặt chân tới đây là ước nguyện của hàng ngàn du khách vì không còn là qua phim ảnh nữa. Xinvisaquocte sẽ giúp du khách nhanh chóng sở hữu những tấm visa Trung quốc giá rẻ bất ngờ cho hành trình du lịch của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo