Vạn Lý Trường Thành – Công trình vĩ đại của Trung Quốc

“Bất đáo trường thành phi hảo hán” là câu danh ngôn được Mao Trạch Đông đề tựa trên một khối bảo thạch dựng ở vị trí nổi bật và trang trọng trên Vạn Lý Trường Thành, đoạn gần nhất với Thủ đô Bắc Kinh với hàm ý, đến Trung Quốc mà không tham quan Trường Thành thì thật là đáng tiếc. Bức tường thành trở thành Di sản thế giới được UNESCO công nhận năm 1987.

Được xây dựng bởi hàng triệu nhân công cũng như chứng kiến hàng trăm trận chiến, Vạn Lý Trường Thành vẫn ở đó, sừng sững cho tới ngày nay và xứng đáng là một trong những kỳ quan vĩ đại nhất của thế giới. Vậy vị trí địa lý Vạn Lý Trường Thành có gì đặc biệt? Trường Thành được xem như công trình vĩ đại nhất Trung Quốc mà bất cứ khách đi Tour du lịch Trung Quốc cũng nên đến tham quan một lần. Thật vậy, Trường Thành là một trong những kỳ quan nhân tạo lâu đời nhất và hùng vĩ nhất còn tồn tại đến ngày nay, biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Hãy cùng XINVISAQUOCTE tìm hiểu về vị trí địa lý Vạn Lý Trường Thành – kỳ quan có một không hai này nhé!

Dịch vụ xin visa Trung Quốc trọn gói: Xem Tại đây

Thông tin chung về Vạn lý trường thành

Tên tiếng Trung: 万里长城

Nghĩa của Vạn lý trường thành có nghĩa là bức tường hàng nghìn dặm. Với tổng chiều dài ước tính 21196,18 km. Kéo dài qua địa phận của 15 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc trung ương bao gồm Hà Bắc, Bắc Kinh, Thiên Tân, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông, Hắc Long Giang, Cát Lâm, Liêu Ninh, Sơn Đông, Hà Nam, Thanh Hải, Ninh Hạ và Tân Cương. Trong số đó, chiều dài của tỉnh Hà Bắc là hơn 2.000 km và chiều dài của tỉnh Thiểm Tây là 1.838 km.

Vạn lý trường thành được xây dựng liên tục trong hơn 2.000 năm kể từ thời Tây Chu đến nhà Thanh. Trải qua các triều đại: Hán, Tấn, Bắc Ngụy, Đông Ngụy, Tây Ngụy, Bắc Tề, Bắc Chu, Tùy, Đường, Tống, Liêu, Tấn, Nguyên, Minh và Thanh. Lịch sử của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành có thể được truy trở lại từ thời Tây Chu. Để bảo vệ chống lại các cuộc tấn công bởi những người du mục phía Bắc, nhà Chu đã xây dựng các tường thành cho quốc phòng.

Đến thời Xuân Thu, các quốc gia vì bá chủ, phòng ngự lẫn nhau, xây dựng Vạn Lý Trường Thành từ biên giới, công trình cổ nhất là “Chu Phương thành” thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, sau đó là Tề, Hán, Ngụy, Triệu , Diêm. Tất cả các vương hầu và các quốc gia như Tần, Trung Sơn, v.v., đều liên tiếp xây dựng “Vạn lý trường thành” để tự vệ.

Lịch sử của Vạn Lý Trường Thành

Người đặt nền móng xây dựng Trường thành chính là vua Tần Thủy Hỏi. Ông bắt các nông ghép xây những đoạn tường ngắn rồi ghép chúng lại với nhau. Dưới nhà Tần, triều đình bắt dân phải làm việc không ngừng nghỉ. Do đó mà rất nhiều người đã bỏ mạng dưới chân Trường Thành. Thuở đó, người ta gọi Trường Thành là “nghĩa địa dài nhất Trái Đất”. Câu chuyến cảm động nhất phải là về nàng Mạnh Khương. Nang khóc thương cho người chồng quá cố mà khóc đổ một đoạn Trường Thành.

Về an ninh quân sự, Vạn Lý Trường Thành có tác dụng phân chia ranh giới nhiều hơn bảo vệ. Đoạn Trường Thành mà du khách đi thăm quan ngày nay thuộc phần được nhà Minh xây vào năm 1368 và kết thúc năm 1640. Hơn 25 nghìn tháp canh được xây dựng. Nhà Minh sử dụng vật liệu tốt để xây nên nhìn chung, tường vẫn còn nguyên vẹn cho tới ngày hôm nay. Có rất nhiều “phong hỏa đài” đã được dựng lên để lính thuận thiện theo dõi và cấp báo hơn.
Rõ ràng, Trường Thành có ý nghĩa lịch sử, văn hóa và du lịch to lớn. Đặt mua vé máy bay đi Trung Quốc, bạn hãy nhớ ghé thăm và khám phá công trình độc đáo này nhé!

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH
VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH

Vị trí địa lý Vạn Lý Trường Thành

Vạn Lý Trường Thành bắt đầu từ Sơn Hải Quan trên bờ Biển Bột Hải ở phía đông Trung Quốc và kết thúc tại Mãn Châu phía đông nam Khu tự trị người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Nằm trải dài trên 6 tỉnh từ Đông sang Tây của Trung Quốc, băng qua nhiều vùng đồng bằng, sa mạc hay những dãy núi cao chót vót, Trường Thành vẫn nằm yên đó, vẫn cái nhìn uốn khúc cong cong như một con rồng với chiều dài 6.700 km.

Vạn Lý Trường Thành hoành tráng là vậy nhưng để hoàn thành được nó, đã có hàng triệu người đã phải bỏ mạng nơi đây. Chỉ tính riêng trong thời Tần, để nối liền các bức tường riêng rẽ lại với nhau, nhà Vua đã phải huy động tới 300.000 quân lính và phải lao động cật lực trong vòng 10 năm.

Đến Vạn Lý Trường Thành như thế nào?

Vạn Lý Trường Thành thuộc Thủ đô Bắc Kinh hào nhoáng và hiện đại nên có rất nhiều phương tiện có thể đến được đây. Trước tiên bạn phải tới được Bắc Kinh.

– Từ Việt Nam – Bắc Kinh: Ở hai sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (Tp.HCM) có khá nhiều hãng hàng không có chuyến bay tới Bắc Kinh như Viet Nam Airlines, VietJets, China Southern Airlines, China Airlines… Đây là cách di chuyển tiện lợi và nhanh nhất với những ai muốn tiết kiệm thời gian và sức khỏe.

Ngoài ra bạn có thể đi tàu tới Thủ đô xinh đẹp này. Hàng tuần sẽ có 4 chuyến tàu từ Hà Nội tới Bắc Kinh. Bạn nên tìm hiểu kĩ về thời gian để đặt lịch trước tránh ảnh hưởng tới lịch trình tham quan. Đi tàu mất khá nhiều thời gian nhưng có thể giúp bạn chiêm ngưỡng được cảnh sắc dọc đường đi. Đây cũng là một trải nghiệm lý thú cho du khách.

Thậm chí, bạn cũng có thể đi xe khách tới Bắc Kinh bằng cách đi qua Lạng Sơn, cửa khẩu Tân Thanh để vào Trung Quốc. Tuy nhiên, cách này rất mất thời gian, kém an toàn và dễ khiến bạn mệt mỏi.

– Từ Bắc Kinh tới Vạn Lý Trường Thành: Địa danh này cách trung tâm thành phố khoảng khoảng 200km. Bạn có thể đi tàu, xe bus… để tới đây.

Vạn lý trường thành qua các triều đại

1. Nhà Tần

Vào năm Tần Thủy Hoàng thứ 26 (221 TCN), nước Tần đã thôn tính sáu nước, thống nhất thiên hạ và thành lập nhà nước đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc. Để duy trì và củng cố nền an ninh chưa từng có của đế chế vĩ đại, Tần Thủy Hoàng đã liên tiếp áp dụng một loạt các biện pháp chiến lược lớn để xây dựng quốc phòng và bảo vệ biên giới. Một trong số đó là việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành với quy mô lớn. Theo ghi chép, Tần Thủy Hoàng đã sử dụng gần một triệu nhân công để xây dựng Trường Thành, chiếm một phần hai mươi tổng dân số cả nước lúc bấy giờ.

2. Nhà Hán

Vào đầu thời nhà Hán, người Hán đã lợi dụng cuộc chiến của Trung Quốc để vượt qua Vạn Lý Trường Thành do Tần Tướng Mạnh Thiên xây dựng và đối đầu với Đế quốc Hán với Vạn Lý Trường Thành của Tần, Triệu và Diêm trong thời Chiến Quốc. Sau khi Hoàng đế Ngô của nhà Hán lên ngôi, sửa chữa Trường Thành do Mạnh Thiên xây dựng. Mục tiêu đánh đuổi Hung Nô, có vai trò to lớn trong việc bảo vệ an ninh cho đế quốc Tây Hán. Đồng thời cũng duy trì sự thông suốt và an toàn của Con đường Tơ lụa.

3. Nhà Tùy

Để đối phó với sự quấy rối và cướp bóc ở phía nam, Hoàng đế Ôn của triều đại nhà Tùy đã coi việc xây dựng Trường Thành và củng cố phòng thủ biên giới là một chính sách bảo vệ quốc gia quan trọng kể từ đầu công nguyên. Sau khi Hoàng đế Dương Quảng của nhà Tùy lên ngôi, ngoài việc tiếp tục bảo vệ chống lại sự xâm lược của người Thổ phía bắc, ông còn phải đối phó với cuộc xâm lược từ Tây Bắc. Đã tiếp tục xây dựng Vạn Lý Trường Thành lần 2.

Trong 28 năm, từ năm Khai Hoàng thứ nhất đến năm thứ 4 của cuộc đại nghiệp, các nhà cai trị của hai triều đại nhà Tùy đã 7 lần triển khai gần 2 triệu nhân công để xây dựng Vạn Lý Trường Thành. Gia tăng các pháo đài ở phía bắc và biên giới phía tây bắc.

XÂY DỰNG TRƯỜNG THÀNH
XÂY DỰNG TRƯỜNG THÀNH

4. Nhà Đường

Không có nhiều sử sách ghi lại việc xây dựng của nhà Đường. Trong vài năm đầu thành lập nhà Đường, 14 chế độ riêng biệt cùng tồn tại cùng một lúc, một trong số đó là Lưu Vũ Chu, tự xưng đế, ban đầu chỉ kiểm soát được khu vực nay là bắc bộ Sơn Tây và một số bộ phận nay thuộc trung bộ Nội Mông.

Vào năm thứ hai của Hoàng đế Đường Cao Tổ (619), Lưu Vũ Chu chiếm Jinyang (nay là Taiyuan), nơi sinh của Đường Cao Tổ đe dọa Quan Trung. Nhà Đường nhanh chóng áp dụng các biện pháp cứng rắn, một mặt cử vua Tần Lý Thạch đi chống lại Lưu Ngô Châu, mặt khác nhanh chóng xây dựng các cơ sở phòng thủ, xây dựng Vạn Lý Trường Thành từ Bình Thành đến Lộc Khẩu.

5. Nhà Tống

Vạn Lý Trường Thành của triều đại nhà Tống bắt đầu từ núi Thanh Thành ở tỉnh Sơn Tây ở phía tây và kết thúc ở núi Heyeping ở phía đông. 38 km hiện có của Trường Thành của triều đại nhà Tống ở Sơn Tây đều được làm bằng đá phiến. Chiều cao khoảng 4,2 mét và chiều rộng trên cùng khoảng 1,6 mét. Việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành bắt đầu vào năm Minh Xương thứ 5 (1194), nhưng bị đình chỉ do hạn hán và sự phản đối của các quan thần . Vào năm Thành An đầu tiên (1196), việc xây dựn được tiếp tục, toàn bộ tuyến đường được khai trương và xây dựng vào năm Thành An thứ 3 (1198).

6. Nhà Minh

Trung Quốc phát triển mạnh trong thời nhà Minh. Vạn Lý Trường Thành được xây dựng lại một cách có hệ thống kéo dài 100 năm để ngăn chặn sự xâm lược của phương Bắc. Các đoạn Vạn Lý Trường Thành gần với Bắc Kinh như đoạn Badaling và Mutianyu được xây dựng từ thời nhà Minh.

7. Nhà Thanh

Một vụ phá Vạn Lý Trường Thành vào năm 1644 bởi quân Mãn Châu đã báo hiệu sự chấm dứt quyền kiểm soát của người Hán ở Trung Quốc đối với triều đại cuối cùng, nhà Thanh (1644–1911). Cũng là báo hiệu sự kết thúc của việc xây dựng và bảo trì Vạn Lý Trường Thành, cho đến khi phần Badaling đã được khôi phục bởi chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và mở cửa cho công chúng vào năm 1957 để thu hút khách du lịch.

Những điều thú vị về Vạn Lý Trường Thành

1. Gạo nếp được dùng làm vữa

Phần lớn Vạn Lý Trường Thành được tạo ra từ những vật liệu xây dựng không có gì nổi bật như đất đá. Tuy nhiên, gạo nếp được đưa vào công thức làm vữa nhờ sự kết dính ưu việt. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng hợp chất amylopectin (hợp chất tạo sự kết dính) có trong gạo nếp giúp tường thành vững chắc và bền bỉ hơn.

2. Xây Trường Thành là hình phạt cho phạm nhân

Việc xây dựng, bảo trì, giám sát Vạn Lý Trường Thành là hình phạt thường xuyên của tù nhân thời nhà Tần. Để phân biệt với người dân lao động, quản sự đã cạo đầu tù nhân và bôi đen mặt họ rồi trói tay chân lại thành một chuỗi. Những tù nhân phạm tội giết người hay trốn thuế đều bị trừng phạt bằng nhiệm vụ xây Trường Thành. Đây là công việc cực kỳ nguy hiểm, theo ước tính có khoảng 400.000 người chết trong quá trình xây dựng.

3. Gà trống được đưa đến Trường Thành để tôn vinh người chết

Rất nhiều người bỏ mạng trong quá trình xây dụng Trường Thành. Gia đình của họ đau buồn và lo sợ linh hồn người thân mắc kẹt lại trong công trình. Có quan niệm cho rằng, linh hồn kẻ phạm tội ăn năn sẽ được giải thoát với một chú gà trống theo sau.

4. Vạn Lý Trường Thành không thể nhìn thấy từ ngoài vũ trụ

Có nhiều ý kiến trái chiều về việc Vạn Lý Trường Thành có thể được nhìn thấy từ vũ trụ. Kể từ khi con người với tới không gian vũ trụ thì quan điểm trên bị bác bỏ. Phi hành gia Neil Armstrong là một trong số những người khẳng định điều đó.

5. Trường Thành tôn vinh các nhân vật huyền thoại

Dọc theo Trường Thành là các đền thờ và cống vật dành cho những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Quan Vũ, một vị tướng phục vụ trong triều đại nhà Hán, sống ở thế kỷ thứ 3, được vinh danh bằng một đền thờ được xây dựng tại đây. Ngoài ra, nhiều điểm khác trên Trường Thành được dùng để tỏ lòng tôn kính tới Thiên Vương (Tứ Thiên Vương trong Phật Giáo).

6. Hàng nghìn km bức tường lớn ban đầu đã biến mất

Ngày nay, phần còn lại của Vạn Lý Trường Thành vẫn là một con số ấn tượng – hơn 20.000 km, dù chiều dài này giảm rất nhiều so với thời kỳ đỉnh cao dưới triều đại nhà Minh. Gần 2.000 km công trình xây dựng trong thời kỳ này đã bị phá hủy.

VẠN LÝ TRƯỜNG THÀNH VÀO MÙA ĐÔNG
TRƯỜNG THÀNH VÀO MÙA ĐÔNG

Nên đi Vạn Lý Trường Thành vào mùa nào?

Dù là Đông, Xuân hay Thu Hạ, đến thăm Vạn Lý Trường Thành vào bất cứ thời điểm nào trong năm, khách du lịch Bắc Kinh cũng có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc nơi đây. Mùa xuân trăm hoa đua nở, Trường Thành mềm mại, dịu dàng như con rồng trắng nằm giữa muôn hoa. Sang hạ nắng vàng soi nhè nhẹ, thu đến lá thay màu đỏ rực, biến khung cảnh bình yên trở nên lãng mạn hơn bao giờ hết.  Sang đông, Vạn Lý Trường Thành hơi chút u tịch, mang trên mình cái lạnh phương Bắc nhưng đứng giữa đất trời nơi đây, được ngắm nhìn tuyết rơi phủ trắng xóa cả dãy thành dài, cảm giác này thật đáng để đánh đổi so với cái lạnh phải không?

Khám phá vẻ đẹp của Vạn Lý Trường Thành

1. Sơn Hải Quan

Sơn Hải quan (cũng gọi là Du quan), cùng với Gia Dục quan và Cư Dung quan, là một trong các cửa ải chính của Vạn lý trường thành. Di tích nay thuộc quận Sơn Hải Quan, Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc. Năm 1961, Sơn Hải quan được Quốc vụ viện phê chuẩn là một đơn vị bảo hộ văn vật trọng điểm toàn quốc hạng nhất. Đây là một địa điểm du lịch nổi tiếng, là cực đông của tuyến Trường thành chính vào thời nhà Minh, cũng được gọi là “thiên hạ đệ nhất quan” – tương ứng với tên gọi “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” của Vạn Lý Trường Thành. Nơi mà bức tường thành chạm giáp với Bột Hải có biệt danh là “Lão Long Đầu.”

Cửa ải Sơn Hải quan là một hình vuông, với chu vi khoảng 4 km. Các bức tường cao đến 14 m, và dày 7 m. Các mặt phía đông, nam và bắc có một hào sâu và rộng bao quanh. Có các cầu bắc qua hào. Ở trung tâm của cửa ải có một tháp chuông cao.

Sơn Hải quan
Sơn Hải quan

2. Nhạn Môn Quan

Nhạn Môn Quan (còn gọi là Hoàng Nhai Quan) cửa ải của Vạn Lý Trường Thành thuộc huyện Đại, tỉnh Sơn Tây. Sở dĩ cửa ải mang tên này vì nơi đó có rất nhiều chim nhạn. Nhạn Môn Quan nổi tiếng qua điển tích Chiêu Quân Cống Hồ. Những vết tích lịch sử in hằn trên cổng thành, gợi nhớ du khách quay trở lại một thời loạn lạc của chiến tranh. Phía Đông có 1 cửa, phía Tây có 2 cửa tất cả đều được xây dựng bằng những khối đá khổng lồ từ Tây sang Đông dài 5km.

Cổng Tây ở Nhạn Môn Quan có 2 cửa phụ 1 cửa chính, được xây dựng bằng những viên gạch khổng lồ, dáng vẻ hiên ngang. Ở cổng phía Đông thì có một tháp cổ, trước đây ở Nhạn Môn Quan có rất nhiều tháp cổ nhưng đa số đều bị cháy, thiêu rụi trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản. Nhạn Môn Quan cũng được biết đến trong tiểu thuyết võ hiệp Thiên Long Bát Bộ của nhà văn Kim Dung. Nhân vật Kiều Phong đã dùng chính sinh mạng của mình để đổi lấy sự bình yên của nhân dân hai nước Tống – Liêu.

3. Cửa Ải Sơn Hải Quan

Sơn Hải quan (cũng gọi là Du quan) cùng với Gia Dục quan và Cư Dung quan là một trong những cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành, di tích này thuộc quận Sơn Hải Quan, Tần Hoàng Đảo, Hà Bắc. Cái tên Sơn Hải Quan хuất phát từ ᴠiệc từ đâу bạn có thể chiêm ngưỡng núi non, biển lớn bao la hùng ᴠỹ. Núi хanh ѕừng ѕững, biển хanh ѕâu thẳm ѕoi bóng trời, ѕoi bóng đồi núi. Cửa ải nàу có 4 cửa. Đặc biệt cửa phía đông treo bức hoành phi “Thiên hạ đệ nhất quan” do Tiêu Hiển, thư pháp gia nổi tiếng thời Minh ᴠiết. Muốn khám phá Trường Thành, hãу đến Sơn Hải Quan.

Đây là một địa điểm du lịch Trung Quốc nổi tiếng, cũng được gọi là “thiên hạ đệ nhất quan” của Vạn Lý Trường Thành. Nơi mà bức tường thành chạm giáp với Bột Hải có biệt danh là “Lão Long Đầu” (Đầu ông rồng già). Cái tên này bắt nguồn từ hình tượng Trường Thành uốn lượn như một con rồng mà phần tiếp giáp với bờ biển Bột Hải lại như cái đầu rồng đang cúi xuống uống nước.

Cửa Ải Sơn Hải Quan
Cửa Ải Sơn Hải Quan

4. Gia Dục Quan

Cửa Ải Gia Dục Quan, hay còn gọi là Pháo Đài Gia Dục Quan, là cửa ải đầu tiên ở phía Tây Vạn Lý Trường Thành, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Đây là một trong những cửa ải chính của Vạn Lý Trường Thành, cùng với Cư Dung Quan và Sơn Hải Quan. Nơi đây được mệnh danh là “cửa ải lớn nhất thiên hạ”, xây dựng từ năm 1372, thời nhà Minh. Cửa ải này còn là một điểm quan trọng trên Con đường tơ lụa cổ đại.

Truyền thuyết kể rằng khi Gia Dục Quan mới ở trên bản vẽ thiết kế, quan phụ trách đã yêu cầu người thiết kế ước lượng số viên gạch cần đến. Người này đã lên kế hoạch tỉ mỉ, cần 99.999 + 1 viên gạch để xây thành lũy. Khi pháo đài hoàn thành thì chính xác thừa đúng 1 viên. Viên gạch đó đến nay vẫn được đặt trang trọng trên cổng thành Gia Dục Quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo