Chuông Gió Nhật Bản Furin – Âm Thanh Của Gió

Ở Nhật Bản, mỗi khi đến hè ta lại thường nghĩ đến kem đá bào, đêm hội bắn pháo hoa, và những ngày bầu trời đẹp đến lạ, hẳn cũng không thể thiếu những thanh âm trong trẻo vào mùa này của chiếc chuông gió Nhật Bản Furin. Chút mộc mạc, độc đáo của nó mang đến không khí mùa hè đặc trưng ở Nhật Bản.

Hình ảnh của đất nước Nhật Bản không chỉ là ngọn núi phú sĩ mà còn là chiếc chuông gió treo trên mái chùa hay trước hiên của những ngôi nhà. Chuông gió Nhật Bản trong đời sống không chỉ là một vật trang trí. Nó còn mang nhiều ý nghĩa về tinh thần cũng như khát vọng của người dân Nhật. Sẽ là thiếu sót lớn nếu bạn từng trải qua mùa hè ở Nhật bản mà thiếu vắng tiếng chuông Furin – vật treo trước cửa mang màu sắc rực rỡ cùng âm thanh vui tai khi gió đến. Cùng khám phá nhiều điều ẩn ý trong âm thanh của gió phát ra từ chiếc chuông gió Furin.

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Nguồn gốc lịch sử của chuống gió Nhật Bản Furin

Trong tiếng Nhật “Fu” có nghĩa là gió và “rin” là chuông. Vì vậy Chuông gió Nhật Bản được gọi ghép lại là Furin (風鈴). Được biết chiếc chuông gió này bắt nguồn từ Ấn Độ. Và được treo ở tại các chùa chiền. Sau đó chúng mới được du nhập và sử dụng phổ biến ở Trung Quốc. Mãi đến thế kỷ XII thì chuông gió mới truyền vào Nhật Bản. Và bán chạy nhất vào thời kỳ Edo. Cũng từ lúc đó, Nhật Bản bắt đầu phong tục treo chuông gió.

Đặc biệt, vào những ngày hè, những chiếc chuông gió được tô vẽ thêm sơn màu nhìn rất bắt mắt. Tạo nên sắc màu rực rỡ cho mùa hè. Sau đó, với sự thông minh, sáng tạo vốn có của mình. Người Nhật đã tận dụng kỹ thuật đúc thủy tinh của người Hà Lan. Để tạo ra chiếc chuông gió thủy tinh đầu tiên. Và nó mang phong cách đặc của Nhật vào thế kỷ XVIII. Ngày nay, âm thanh đặc biệt của chiếc chuông gió như một biểu tượng báo hiệu để báo hiệu cơn gió nhẹ của mùa oi nóng đã đến.

Chuông gió Nhật Bản Furin là gì?

Chuông gió Nhật Bản được gọi là Furin (風鈴). “Fu” là gió và “rin” là chuông. Chuông gió Furin có dạng hình tròn, có gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động, ở phía dưới có treo một tờ giấy nhỏ. Với sự kết hợp này giúp chuông gió tạo ra những âm thanh và giai điệu nhẹ nhàng, trong trẻo.

Chuông gió theo phong tục của Nhật có tác dụng bảo vệ và xua đuổi tà ma. Họ luôn tin rằng nếu bạn sống trong khu vực có thể nghe được tiếng chuông gió Furin những điều bất hạnh sẽ không tới họ. Ngoài ra, người Nhật còn viết những điều ước tốt lành vào tờ giấy treo bên dưới để điều ước của họ sẽ được gửi tới thần linh khi tiếng chuông vang lên. Ở Nhật, Furin truyền thống được treo ở bên trong nhà, gần cửa sổ, hoặc ở phía ngoài, dưới mái hiên. Để đón gió và nâng cao tiếng rung tuyệt đẹp đó, mỗi chiếc Furin có một mảnh giấy cứng treo bên dưới.

Cấu tạo độc đáo của chiếc chuông gió Nhật Bản Furin

Furin – Chuông gió Nhật Bản có dạng hình tròn, được gắn một lưỡi treo vào trung tâm của chuông giúp tạo ra âm thanh khi nó chuyển động, bên dưới chuông có một tờ giấy nhỏ dài để đón gió gọi là Tanzaku, mảnh giấy này thường được ghi các lời chúc may mắn hay những bài thơ ngắn.

Hiện nay, Furin có rất nhiều loại với nhiều hình dáng, kích cỡ. Những chiếc chuông gió Furin truyền thống thường làm bằng thủy tinh, to như trái lựu, được vẽ với nhiều hình thù xinh xắn. Những chiếc chuông mới thời hiện đại được sáng tạo với đủ hình thù liên quan tới thiên nhiên, cây cối, động vật và thần linh… với đủ màu sắc từ vàng, trắng, đỏ, xanh lam, xanh lục… rất phong phú và độc đáo.

Ngày nay, các mẫu thiết kế của Furin thay đổi liên tục từ đơn giản đến phức tạp có thể là một chiếc đèn lồng, hình ngôi đền, ngôi chùa nhỏ , xô, cá, và các hình thù phong phú độc đáo khác và được trang trí với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ, xanh lục, vàng, xanh lam, trắng…

Ý nghĩa của chuông gió Furin

Những chiếc chuông gió Nhật Bản không chỉ là vật trang trí, chuông gió Furin còn mang nhiều ý nghĩa:

Chuông gió Furin Xua đuổi tà ma, bệnh tật

Xuất phát từ Trung Quốc chuông gió du nhập vào Nhật Bản cùng với Phật giáo với ý nghĩa để bảo vệ người khỏi quỷ dữ và được dùng trong các nghi lễ trừ tà. Chuông gió Furin được coi là một vật bảo vệ chống lại các thảm họa tự nhiên, người Nhật nghĩ rằng gió lớn sẽ kéo theo dịch bệnh. Để ngăn chặn dịch bệnh và muốn bảo vệ bản thân họ đã treo một cái chuông bằng đồng có tên “Futaku” ở hiên nhà, trong phạm vi có âm thanh của chiếc chuông sẽ là nơi an toàn, tránh được tai ương. Trong thời Kamakura (1185-1333) giới quý tộc Nhật treo furin trên cửa để ngăn chặn “Yakubyougami”- con quỷ mang đến bệnh tật và thảm họa, đột nhập vào phòng.

Chuông gió Furin Mang lại những điều tốt lành

Những âm thanh thanh thoát của chuông gió Furin vang lên trong không gian đất trời giống như một sự liên kết giữa con người và thần linh. Vì vậy, người Nhật thường treo những mẩu giấy vào chiếc chuông gió để gửi gắm những ước nguyện của mình.

Chuông gió Furin giúp hóa giải hung khí và mang lại điều an lành trong phong thuỷ

Treo Furin tại nhà sẽ giúp tiêu tán, hoá giải hung khí, biến hung thành cát. Đem lại cát khí, sự an lành và may mắn khi căn nhà, văn phòng hoặc cơ sở không may bị phạm những cấm kỵ Theo văn hóa người Nhật thì nên treo chuông gió ở giữa nhà hoặc trước cửa ra vào, cửa sổ ở hướng xấu của căn nhà đặc biệt nên treo chỗ có gió vì âm thanh của nó sẽ có tác dụng hoá giải khí xấu rất hiệu quả.

Âm thanh của sự mát mẻ và sảng khoái

Những người dân của xứ sở Hoa Anh Đào cho biết, vào những ngày hè oi bức, họ nghe thấy chiếc chuông gió như cảm nhật được sự mát mẻ. Vì thế, thanh âm của gió trong Furin tạo tâm trạng thư thái, dễ chịu và sảng khoái cho con người.

Ý nghĩa của tình yêu vĩnh cửu

Ý nghĩa của chuông gió Furin còn thể hiện tình yêu vĩnh cửu. Các đôi yêu nhau sẽ tặng nhau chiếc chuông gió như lời hứa hẹn sẽ mãi mãi bên nhau trọn đời.

Có Những Loại Chuông Gió Nhật Bản Nào?

Sẽ rất khó để liệt kê bởi có tới hơn 1.000 loại chuông gió nhật bản, được làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau và được tìm thấy với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Dựa theo đặc điểm chuông gió mỗi vùng miền, chúng ta có thể tạm chia thành một số loại chính như sau:

1. Chuông gió Nambu

Chuông gió từ tỉnh Nambu được làm từ sắt với kỹ thuật kinki-teki truyền thống. Nambu Furin có tần số 3000Hz, được cho là có tác dụng chữa bệnh.

2. Chuông gió Takaoka

Khác với Nambu, quận Toyama làm chuông gió từ đồng thau, sử dụng kỹ thuật đúc truyền thống. Takaoka Furin mang hơi hướng thiết kế hiện đại, tối giản nhưng vẫn đậm tính nghệ thuật.

3. Chuông gió Edo

Edo chính là nơi khởi nguồn cho dòng chuông gió thuỷ tinh. Đặc biệt, cơ sở sản xuất cũng chỉ có một cửa hàng duy nhất đặt tại Tokyo. Mỗi chiếc chuông vang đều được làm thủ công với các kỹ thuật được truyền lại từ thời Edo.

4. Chuông gió Okinawa

Bên cạnh Edo, Okinawa cũng có chuông gió Nhật Bản thủy tinh của riêng mình, sử dụng kỹ thuật Ryukyu của địa phương. Đặc trưng bởi màu sắc rực rỡ và vẻ ngoài sủi bọt, chuông gió thủy tinh Ryukyu gợi nhớ đến một ly soda đầy màu sắc vào ngày hè nóng nực. Nhiều loại chuông gió từ Shizuoka có hình chuông gió bằng sắt tinh xảo được bọc trong lồng tre.

5. Chuông gió Himeji Hibachi

Đối với những ai đang tìm kiếm một chiếc chuông gió Nhật Bản khác biệt một chút, Himeji Hibachi Furin chính là chiếc chuông gió dành cho bạn! Được làm từ những chiếc đũa kim loại treo (một vật dụng thủ công truyền thống của khu vực), âm thanh được tạo ra khi mỗi chiếc đũa riêng lẻ chạm vào một điểm trung tâm, chứ không phải tiếng chuông đập vào hai bên của chuông gió.

Lễ hội chuông gió Nhật Bản thu hút khách du lịch

Nếu bạn đang là thực tập sinh, du học sinh, hay những bạn đi xuất khẩu lao động Nhật Bản đều có thể tham dự các lễ hội chuông gió. Ở đó, bạn có thể ngắm nhìn những chiếc chuông gió thật độc đáo và hòa mình vào không khí của lễ hội.

Lễ hội chuông gió Nhật Bản Ofusa Kannon ở tỉnh Nara

Ofusa Kannon là một ngôi đền nổi tiếng với hoa hồng và chuông gió. Ngôi đền nằm ở thành phố Kashihara, tình Nara. Lễ hội chuông gió được diễn ra tại đây từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6 hàng năm. Trong thời gian diễn ra lễ hội, chuông gió được bày bán nên bạn có thể mua để treo hoặc làm quà tặng.

Lễ hội Hozuki-ichi Asakusa ở Tokyo

Lễ hội Hozuki-ichi được tổ chức hàng năm vào ngày 9 và 10 tháng 7 hàng năm tại ngôi đền Asakusa. Trong lễ hội, những chiếc chuông gió được treo nhiều trong khuôn viên. Âm thanh của chuông gió hòa vào sắc màu đỏ rực tạo nên nét đặc trưng của mùa hè Tokyo.

Furin Ichi – hội chợ chuông gió Nhật Bản tại đền Kawasaki-Daishi ở tỉnh Kanagawa

Hội chợ diễn ra trong vòng từ 4 đến 5 ngày vào tuần thứ 3 của tháng 7. Tại đây, sẽ có từ 25,000 đến 32,000 chiếc chuông gió được triển lãm và bày bán.

Cũng giống như tiếng pháo hoa ngày Tết, mùa hè Nhật Bản sẽ thật thiếu trọn vẹn nếu không có tiếng leng keng nhẹ nhàng của những chiếc chuông gió. Mặc dù không hoàn toàn hiệu quả như điều hòa nhiệt độ, những làn gió nhẹ nhàng bay qua của chuông gió Furin chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy mát hơn một hoặc hai độ – như cách nó đã làm đối với người dân Nhật trong nhiều thế kỷ. Qua bài viết này bạn đã hiểu thêm về chuông gió Furin – một biểu tượng của Nhật Bản. Nếu bạn được một người nào đó tặng một chiếc chuông gió Nhật Bản có nghĩa là người đó đang chúc bạn may mắn và tốt lành. Hãy trân trọng món quà đó nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo