Dịch thuật công chứng là gì? Những thông tin bạn nên biết

Dịch thuật công chứng và công chứng giấy tờ là hai thủ tục pháp lý hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng, không ít người nhầm lẫn hai thủ tục này là một, dẫn đến nhiều trở ngại khi đi dịch thuật công chứng. Những thông tin cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình và những vấn đề liên quan đến thủ tục này. Một bản dịch công chứng là thứ mà ai cũng cần có tại một số thời điểm. Đặc biệt đối với người thường xuyên làm thủ tục xuất – nhập cảnh hoặc cần chứng nhận pháp lý. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về vấn đề này. Sau đây là những điều bạn cần phải biết về dịch thuật công chứng.

QUÝ KHÁCH GỌI ĐẾN SỐ HOTLINE 0986.770.712 CỦA XINVISAQUOCTE ĐỂ ĐƯỢC BÁO GIÁ DỊCH VỤ DỊCH THUẬT CÔNG CHỨNG CHO TẤT CẢ CÁC LOẠI NGÔN NGỮ!

Dịch thuật công chứng là gì?

Dịch thuật công chứng là thao tác chuyển đổi ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài, hoặc ngược lại đối với các tài liệu, giấy tờ đã có con dấu pháp lý của cơ quan, tổ chức nào đó. Những văn bản sau khi được dịch thuật chuyển đổi ngôn ngữ sẽ được đem đến Phòng Tư pháp Nhà Nước để chứng thực công chứng bản dịch này có nội dung sát với bản gốc. Trên bản dịch bắt buộc phải có chữ ký của dịch thuật viên chịu trách nhiệm thực hiện. Chữ ký này trước đó phải được niêm yết công khai tại Phòng Tư pháp.

Vậy dịch thuật công chứng văn bản, giấy tờ ở đâu? Bạn có thể tìm đến các Phòng công chứng Nhà nước, hoặc nhờ sự hỗ trợ của các dịch vụ dịch thuật tài liệu chuyên ngành, dịch vụ tại các văn phòng tư nhân, các văn phòng công chứng tự chủ tài chính,…

Khách hàng có thể chứng thực bản dịch tại 2 nơi, đó là:

• Văn phòng công chứng;
• Phòng Tư pháp của UBND cấp quận, huyện.

Về bản chất, dịch công chứng tại Phòng Tư pháp chỉ có thể chứng thực chữ ký của người dịch trên bản dịch chứ không chịu trách nhiệm nội dung bản dịch. Còn tại văn phòng công chứng, công chứng viên công chứng bản dịch sẽ chịu trách nhiệm nội dung bản dịch. Tuy nhiên, giá trị pháp lý và sử dụng của 2 bản công chứng là như nhau.

Khi nào cần dịch thuật công chứng tư pháp?

Có rất nhiều người nghĩ rằng công chứng tư pháp sẽ có giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư nhân. Tuy nhiên như đã phân tích ở phần trên chúng tôi đảm bảo với các bạn rằng công chứng tư pháp có giá trị pháp lý ngang bằng với công chứng tư nhân. Chính vì có giá trị pháp lý ngang nhau nên hầu hết các đơn vị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ đều chỉ yêu cầu bản dịch được công chứng tư nhân là được. Theo kinh nghiệm chỉ có các đơn vị tiếp nhận hồ sơ của Hàn Quốc là thường yêu cầu bản dịch phải được công chứng tư pháp.

Điều này có thể giải thích là do Hàn Quốc rất khắt khe trong vấn đề làm VISA khi người nước ngoài vào nước họ. Có thể họ cho rằng ở Việt Nam thì công chứng tư pháp sẽ mang lại giá trị pháp lý cao hơn công chứng tư nhân. Khi nhận được yêu cầu dịch thuật công chứng thì bạn có thể hỏi đơn vị nhận hồ sơ là có cần công chứng tư pháp không. Nếu họ yêu cầu phải công chứng tư pháp thì làm còn không thì nên dịch thuật công chứng tư nhân sẽ nhanh chóng và chi phí rẻ hơn.

Sự cần thiết của dịch thuật công chứng trong cuộc sống hiện đại

Hiện nay khi việc giao lưu kinh tế văn hóa ngày càng được phát triển và mở rộng thì dịch thuật công chứng càng đóng vai trò quan trọng. Các văn bản, tài liệu, giấy tờ được dịch thuật công chứng có giá trị pháp lý cao được ví như thẻ thông hành của bạn khi ra nước ngoài. Chúng không chỉ có ý nghĩa đối với các tập thể, cá nhân muốn làm việc sinh sống trên địa bàn nước ngoài mà còn có ý nghĩa với cả những tập thể, cá nhân trong nước muốn làm việc và hợp tác với các đối tác nước ngoài tại Việt Nam.

Trong cuộc sống hiện đại của chúng ta các nhu cầu về du học, làm việc, giao lưu văn hóa, kinh tế nhu cầu về du lịch kết nối với bạn bè quốc tế ngày càng nhiều và tăng lên một cách chóng mặt. Nếu như không có dịch thuật công chứng chúng ta sẽ gặp rất nhiều các khó khăn và thậm chí không thể thực hiện được các nhu cầu của mình.

Tự dịch thuật công chứng được không?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 61 Luật công chứng 2014, người dịch (biên dịch viên) thực hiện dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

Như vậy bản dịch do cá nhân tự dịch thường chỉ để phục vụ nhu cầu cá nhân và sẽ gặp khó khăn về pháp lý khi cần công chứng bản dịch. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí dịch thuật công chứng thì có thể tự dịch sau đó làm hiệu đính bản dịch tại các công ty dịch thuật.

Có thể yêu cầu người dịch văn bản theo ý mình không?

Câu trả lời là HOÀN TOÀN KHÔNG. Dịch thuật viên và công chứng viên bắt buộc phải cam kết chịu mọi trách nhiệm về nội dung bản dịch thuật công chứng mình thực hiện là chính xác với bản gốc. Nếu có sai sót, thì họ phải tự chịu mọi xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, bản dịch phải bám sát so với bản gốc, không được phép sai lệch hoặc có ý kiến cá nhân tác động. Tuy nhiên, văn phòng công chứng cũng sẽ tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. Nếu không vi phạm pháp luật, thì văn phòng công chứng sẽ cố gắng đáp ứng.

So sánh dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân

Qua phân tích phía trên chắc bạn đã có thể phân biệt được công chứng tư pháp và tư nhân. Việc nên lựa chọn dịch thuật công chứng tư pháp và tư nhân phụ thuộc vào đơn vị tiếp nhận hồ sơ của bạn. Dưới đây chúng tôi cũng so sánh chi tiết để tìm ra sự khác nhau giữa công chứng tư pháp và tư nhân.
Lưu ý: Dưới đây chúng tôi chỉ liệt kê thời gian công chứng. Trường hợp nếu bạn cần dịch thuật tài liệu thì sẽ cần thêm thời gian dịch thuật nữa (nhanh thì trong ngày còn tài liệu dài, khó thì có thể mất vài ngày hoặc hơn).

1. Công chứng tư pháp

– Địa chỉ làm: Phòng công chứng thuộc Sở tư pháp các quận huyện (mỗi quận huyện chỉ có 1 phòng công chứng làm).
– Kiểu đơn vị làm: Cơ quan nhà nước.
– Phong cách làm việc: Chậm chạp, cứng nhắc theo kiểu nhà nước.
– Thời gian công chứng tư pháp: 2-3 ngày hoặc hơn (Tùy nhiều người làm hay ít người làm).
– Dễ bị quá tải nếu số lượng người làm đông.
– Chi phí: 50.000đ / 1 bộ hồ sơ.

2. Công chứng tư nhân

– Địa chỉ làm: Văn phòng công chứng tư nhân (có rất nhiều địa chỉ làm). Các công ty dịch thuật cũng nhận làm dịch vụ này.
– Kiểu đơn vị làm: Công ty, doanh nghiệp tư nhân.
– Phong cách làm việc: Tốc độ, chuyên nghiệp, khách hàng là thượng đế.
– Thời gian công chứng tư nhân: Lấy ngay trong ngày, quá tải lắm thì sang hôm sau.
– Kiểm và đóng dấu nhanh, thủ tục đơn giản.
– Chi phí: 20.000đ / 1 bộ hồ sơ.

Qua những so sánh liệt kê trên đây thì có thể khẳng định dịch thuật công chứng tư pháp sẽ lâu hơn, đắt hơn dịch thuật công chứng tư nhân khá nhiều. Trường hợp thái độ làm việc của công chứng viên phòng công chứng không tốt cũng có thể khiến mất thêm thời gian chờ đợi.

Quy trình dịch thuật công chứng

1. Giai đoạn dịch thuật

Dịch thuật là hoạt động luận giải ý nghĩa của một đoạn văn/văn bản từ một ngôn ngữ nào đó (văn nguồn) và chuyển sang một ngôn ngữ khác thành một đoạn văn mới. Đoạn văn mới này được gọi là bản dịch. Hiểu đơn giản, dịch thuật là đem thông tin diễn đạt bằng ngôn ngữ này diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khác.

2. Giai đoạn công chứng

Công chứng là việc chứng thực chữ ký người dịch trên bản dịch của Phòng tư pháp Quận, Huyện hoặc công chứng bản dịch của Văn phòng công chứng.
Muốn dịch thuật công chứng được, tài liệu phải có chữ ký và con dấu. Trường hợp tài liệu có nhiều trang phải đóng dấu giáp lai. Với tài liệu của các quốc gia không sử dụng con dấu thì chỉ cần chữ ký.

Đối với tài liệu nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao trước khi tiến hành dịch thuật và công chứng tư pháp. Trừ trường hợp văn bản, tài liệu của một số quốc gia được miễn hợp thức hóa theo Hiệp định tương trợ tư pháp và Hiệp định lãnh sự giữa Việt nam và quốc gia đó. Vậy Dịch Thuật Công Chứng là quá trình chuyển ngữ giấy tờ, văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, nhằm giúp đối tượng tiếp nhận có thể đọc, hiểu thông tin trên giấy tờ văn bản. Tạm gọi là bản dịch. Sau đó bản dịch này sẽ được công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của giấy tờ bằng văn bản theo quy định của pháp luật trên cơ sở yêu cầu của cá nhân hoặc tổ chức.

Các văn bản, tài liệu, giấy tờ thường được dịch thuật công chứng

• Hợp đồng kinh tế, giấy đăng ký thương hiệu, giấy chứng nhận quyền sở hữu
• Giấy chứng nhận quyền hạn, chức vụ, nghĩa vụ của tập thể, cá nhân
• Giấy khai sinh, giấy chứng nhận con nuôi, giấy đăng ký kết hôn
• Hộ khẩu, hộ chiếu, visa. Xem thêm: Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự
• Thẻ căn cước, chứng minh thư nhân dân
• Các loại bằng cấp như bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng đại học, cao đẳng, bằng tiến sĩ… Xem thêm: Dịch vụ dịch thuật hồ sơ du học
• Học bạ, giấy giới thiệu, các chứng chỉ nghiệp vụ

Tại sao bạn nên chọn dịch vụ dịch thuật công chứng của chúng tôi?

– Công ty dịch thuật, phiên dịch tại Hà Nội có khả năng dịch thuật công chứng tại Hà Nội > 10 ngôn ngữ thông dụng, với 50 chuyên ngành khác nhau: tiếng Anh, tiếng Trung(tiếng Hoa), tiếng Hàn quốc, tiếng Nhật Bản, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Thụy Điển, tiếng Séc, tiếng La tinh, tiếng Hà Lan, tiếng Ả rập…vv
– Mối quan hệ đặc biệt sâu sắc với các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
– Xử lý đa dạng các loại hồ sơ, giấy tờ có tính pháp lý khác nhau như:

1. Hồ sơ cá nhân, hộ tịch, Học bạ, Văn bằng, Chứng chỉ, Khai sinh, Giấy phép lái xe, Đăng ký kết hôn, giấy ly hôn, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp
2. Hồ sơ tổ chức, doanh nghiệp: Hồ sơ đấu thầu, Hợp đồng thương mại, Báo cáo tài chính doanh nghiệp, Đăng ký kinh doanh, Hồ sơ luật…

– Hơn 99.5% khách hàng hài lòng và tin tưởng sử dụng dịch vụ thường xuyên hàng năm.
– Quy trình thực hiện khép kín, quản lý chuyên nghiệp giúp Khách hàng nhận kết quả hồ sơ sớm nhất đúng như cam kết.
– Tư vấn và hỗ trợ khách hàng nhanh nhất: trực tiếp qua điện thoại, email, tại văn phòng , phản hồi chậm nhất trong vòng 15 phút kể từ khi Khách hàng liên hệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo