Suối Cheonggyecheon – Vẻ đẹp giữa lòng Seoul

Nhắc đến thủ đô Seoul là nhắc đến sự pha trộn hài hòa giữa vẻ đẹp hiện đại như tháp Namsan ấn tượng song song với nét đẹp lịch sử của cố cung Gyeongbokgung bề thế uy nghiêm và ngôi làng cổ kính Bukchon Hanok. Có rất nhiều không gian mở ở Seoul để bạn tha hồ đi dạo như công viên Tapgol, núi Dwanaksan và công viên Olympic. Và sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến cảnh sắc thơ mộng lãng mạn của con suối Cheonggyecheon (Thanh Khê Xuyên) ngay giữa trung tâm thành phố.

Suối Cheonggyecheon là một trong những địa danh Hàn nổi tiếng ở Seoul. Người dân địa phương, khách du lịch Hàn Quốc thường đến dòng suối này để thư giãn, dạo chơi và tận hưởng bầu không khí trong lành. Không chỉ có thế, dòng suối còn được xem là linh hồn của thủ đô Seoul vì đã gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử thăng trầm ở thành phố này. Suối Cheonggyecheon có ý nghĩa lịch sử lâu đời. Trước khi Seoul trở thành thủ đô của Triều đại Joseon, suối Cheonggyecheon là một dòng suối tự nhiên đổ vào sông Hangang. Vua Taejong trong thời trị vì đã ra lệnh nạo vét dòng sông để giảm bớt nạn lũ lụt.

Dịch vụ xin visa Hàn Quốc trọn gói: Xem tại đây

Dịch vụ xin visa 5 năm Hàn Quốc trọn gói: Xem tại đây

Lịch sử dòng suối Cheonggyecheon ở Seoul

Cheonggyecheon (tên Hán Việt: Thanh Khê Xuyên) là dòng suối dài 5,8 km chảy từ Tây sang Đông qua khu vực trung tâm Seoul. Sau đó đổ vào sông Jungnangchoen, hợp lưu với sông Hán rồi chảy ra biển Hoàng Hải. Kể từ khi được khôi phục vào năm 2005, suối Cheonggyecheon đã trở thành một phần không thể thiếu, một nơi nghỉ ngơi, thư giãn phổ biến của người dân Seoul cũng như du khách từ các nơi khác.

Theo tài liệu ghi chép thì suối Cheonggyecheon vừa có tác dụng ngăn ngừa lũ lụt vừa giữ sự trong lành cho thủ đô Seol dưới triều đại Joseon. Cùng với đó, các hàng quán cũng hình thành xung quanh dòng suối biến nơi đây thành khu mua sắm và giao lưu văn hóa sầm uất. Tuy nhiên, đến thời đế quốc Nhật chiếm đóng thì những người lánh nạn đã đến sinh sống trong các căn nhà tồi tàn xung quanh suối dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm lây lan. Đó cũng là lý do vào năm 1950, chính phủ phải tiến hành lấp suối bằng xi măng.

Đến tháng 7 năm 2003, ông Lee Myung Bak – thị trưởng Seoul đã đề xuất ý tưởng khôi phục lại dòng suối. Có thể nói đề án này vô cùng khó thực hiện bởi không chỉ gỡ bỏ con đường cao tốc trên cao mà còn phải tái sinh một khu thủy lộ vốn đã cạn khô, bị san lấp từ lâu. Bất chấp sự phản đối từ nhiều phía, đề án này cũng hoàn thành vào tháng 9 năm 2005 và được ngợi ca như một thành tựu quan trọng để tạo ra một đô thị xanh, sạch đẹp.

Suối Cheonggyecheon – Mảng không gian xanh giữa Seoul

Sau cải tạo, Cheonggyecheon đã trở lại tháng ngày huy hoàng lúc xưa với dòng nước mát lạnh. Liễu rủ 2 bên bờ cùng nhiều sắc hoa rực rỡ. Không chỉ cây cối mà nhiều loài vật như lươn, chạch, cá chép, vịt trời cũng tìm đến biến dòng suối thành không gian sinh thái tuyệt vời giữa lòng đô thị sầm uất. Giờ đây, người dân Seoul cũng thường xuyên đến suối đi dạo và tâm tình. Đặc biệt, về đêm thì cảnh vật ở suối Cheonggyecheon càng trở nên lung linh hơn. Nhờ ánh sáng từ đèn lồng treo dọc con suối. Khu vực suối Cheonggyecheon là nơi diễn ra rất nhiều lễ hội văn hóa, những màn trình diễn nghệ thuật và các cuộc triển lãm rất độc đáo với hàng ngàn nghệ sĩ tham gia.

Từ 2009, Lễ hội đèn lồng Seoul đã trở thành lễ hội thường niên được tổ chức tại suối Cheonggyecheon. Thứ Sáu trong tuần đầu tiên của tháng 11 hàng năm và sẽ kéo dài hai tuần. Trong thời gian lễ hội, dòng suối trở nên lung linh. Thơ mộng với những chiếc đèn hoa sen dập dềnh trên mặt nước. Hòa trong không gian là tiếng suối chảy róc rách. Bất kỳ ai khi đặt chân tới đây cũng đều bị hớp hồn. Cả một không gian mông lung mơ hồ. Những ai khi được một lần chiêm ngưỡng đều phải thổn thức và dâng trào bao nhiêu xúc cảm.

Suối Cheonggyecheon được hình thành như thế nào?

Dòng suối Cheonggyecheon Hàn Quốc có tên Hán Việt là Thanh Khê Xuyên, chiều dài 5,8km chảy vào sông Jungnangcheon. Suối nhân tạo Cheonggyecheon vốn là con suối tự nhiên đã tồn tại từ thời Joseon. Tuy nhiên , với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế và đô thị hóa, chính quyền thủ đô Seoul đã quyết định lấp con suối này để phát triển cơ sở hạ tầng vào những năm cuối thập niên 1950. Và sau hai thập kỷ, con đường cao tốc Cheonggye đã được xây dựng trên chính con suối này. Nhưng dần dần, người ta không chịu nổi sự ngột ngạt và oi bức giữa thành phố nên đến 2005, dòng suối Cheonggyecheon Seoul đã được cho khôi phục trở lại.

Mặc dù gặp phải nhiều khó khăn cũng như nhận lấy sự chỉ trích gay gắt từ phía cộng đồng nhưng cuối cùng, dòng suối Cheonggyecheon Hàn Quốc vẫn được khôi phục trở lại. Đối với người dân nơi đây, suối Cheonggyecheon Hàn Quốc như một nguồn sống vô tận vì đã trải qua bao thăng trầm mà vẫn tồn tại bền vững với thời gian. Tính đến thời điểm hiện tại, suối nhân tạo Cheonggyecheon đã trở thành địa điểm nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và tìm hiểu về địa điểm này.

NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN XUNG QUANH SUỐI CHEONGGYECHEON

Nếu có thời gian tham quan suối Thanh Khê Hàn Quốc, bạn có thể tham khảo một số điểm tham quan dưới đây để có thể tận hưởng trọn vẹn mà không bỏ sót các địa điểm thú vị khác. Một tour đi bộ khám phá hết suối Cheonggyecheon thường mất khoảng 3 giờ đồng hồ đi qua các địa điểm:

Cheonggye Plaza

Là một trong những nơi đẹp nhất, nơi khởi nguồn cho dòng chảy của suối Cheonggyecheon với lượng nước chảy mạnh mẽ. Cảnh sắc ở đây được xây dựng theo hướng cổ điển. Nơi đây đẹp nhất vào ban đêm khi các ngọn tháp đều được bố trí đen lazer phát sáng vào ban đêm đem lại cho khách du lịch Hàn Quốc một cảm giác tuyệt vời nhất.

Thác nước cầu vồng

Lối vào suối Cheonggyecheon có một thác nước bơm nước vào suối và cây cầu đầu tiên có một số đèn cầu vồng thú vị. Đây thường là khu vực bận rộn nhất vì lối vào ở đây và các sự kiện lớn nhỏ được tổ chức cũng bắt đầu từ đây. Những ảnh đèn nhiều màu sắc, nhấp nháy theo từng giai điệu nhạc hoặc từng khoảnh khắc khiến cho mọi thứ xung quanh cũng trở nên sống động và lung linh hơn.

Cầu Gwangtong

Là cây cầu được bắc qua thượng nguồn suối Thanh Xuyên Khê trong triều đại Joseon với độ dài khoảng 13m và rộng 15m dạo bước trên cây cầu du khách sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẹn cảnh sắc thanh bình của dòng suối thơ mộng này. Đây là nơi trình diễn các lễ hội truyền thống và các trò chơi dân gian nhằm duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống. Các lễ hội thường xuyên được tái hiện lại để giúp du khách hiểu hơn về những lễ hội truyền thống của Hàn Quốc.

Khảm rước hoàng gia của vua Jeongjo

Ngay trước cầu Jangtonggyo, một bức tranh khảm lát gạch tuyệt đẹp mô tả đám rước Hoàng gia của vua Jeongjo bắt đầu ở phía bắc của dòng suối. Bức tranh khảm dài 192 mét và dường như là bức tranh tường gạch lớn nhất thế giới. Nó được tạo thành từ 5.120 viên gạch men riêng lẻ. Nó mô tả vua Jeongjo dẫn đầu một đám rước hoàng gia đến lăng mộ của cha mình ở Hwaseong vào năm 1785 được hộ tống bởi mẹ ông Hyegyeong Gung Hong.

Ogansumun

Trước đây từng là hệ thống thoát nước từ nội thành ra ngoại thành, sau khi suối Cheonggyecheon được khôi phục lại, Ogansumun cũng được dựng lại với kiến trúc vòng cung biểu tượng cho 5 cống thủy lợi cũ. Khi màn đêm buông xuống dòng suối trở nên lung linh, huyền ảo với hệ thống đèn chiếu sáng, mỗi vòng cung được chiếu một sắc đèn khác nhau khiến cảnh sắc nơi đây trở nên mờ ảo nhưng cũng không kém phần lãng mạn.

Nhiều sự kiện được tổ chức dọc theo suối Cheonggyecheon, đó là lý do tại sao người dân địa phương và khách du lịch đổ xô đến khu vực này quanh năm. Mùa Xuân thường diễn ra nhiều lễ hội nghệ thuật như lễ hội đèn lồng Hoa Sen mừng đại lễ Phật Giáo. Mùa thu có lễ hội đèn lồng tổ chức thường niên vào tháng 10. Đặt ngay tour du lịch Hàn Quốc để tận hưởng không khí tuyệt vời này nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo