Văn hóa của Nhật Bản và những điều bạn nên biết

Nền văn hóa Nhật Bản từ truyền thống đến hiện đại là một nguồn mạch dồi dào giàu bản sắc, nhất quán trong đặc điểm dân tộc và tính thời đại. Có nhiều cách giải thích khác nhau về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật. Nhật Bản từng là một đất nước nghèo ở Đông Á, đây là một đất nước chịu sự thất bại từ chiến tranh thế giới thứ 2 và sự tàn phá của thiên nhiên. Bằng nỗ lực của mình, Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi lại đất nước và ngày nay đã trở thành những nước công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Có được những thành tựu như vậy, văn hóa của Nhật bản cũng được đánh giá là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công ấy, là động lực thúc đẩy sự thay đổi của đất nước.

Đất nước Nhật Bản luôn được biết đến là một đất nước có nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc dân tộc, kết hợp hài hòa cái mới và cái cũ tạo nên Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Xinvisaquocte về Những nét văn hóa đặc trưng của Nhật Bản.

DỊCH VỤ XIN VISA NHẬT BẢN TRỌN GÓI: Xem tại đây

Tổng quan về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là một đất nước phát triển cả về kinh tế , giáo dục và du lịch . Nhật Bản có nền văn hóa , phong tục đa dạng cùng vẻ đẹp phong cảnh thiên nhiên độc đáo . Đất nước này thu hút số lượng lớn người du lịch từ khắp nơi trên thế giới hàng năm đổ về. Nói đến Nhật Bản là chúng ta nghĩ ngay đến một cường quốc có sự phát triển đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ trong khi đó dân số Nhật Bản là một nước có dân số già, nguồn tài nguyên khan hiếm vậy tại sao Nhật Bản lại có một nền kinh tế vững mạnh như vậy? Về điều kiện tự nhiên, thì Nhật Bản là một quần đảo trên 3000 đảo phía ngoài lục địa châu Á ;

  • Diện tích la: 377.834km² Dân số 1268 triệu người
  • Thủ đô của Nhật Bản: Tokyo
  • Các thành phố chính: Osaka, Nagôya, Sappôrô, Kôbe
  • Tôn giáo chủ yếu đạo Phật.

Đất nước này nằm ở phía Đông của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, có 4 mùa rõ rệt.với 4 mùa rõ rệt, Nhật Bản tự hào là một đảo quốc với thiên nhiên tuyệt đẹp được đánh giá là 1 trong 10 nước đẹp nhất thế giới. Mùa xuân vào tháng 4 với hoa Sakura, nở rộ làm ngây ngất lòng người, mùa thu với bức tranh đổi màu của lá –Momiji, mùa đông với thiên nhiên tươi đẹp, truyền thống văn hóa lâu năm, Nhật Bản ngày càng thu hút nhiều du học sinh đến học tập và làm việc.

MẪU TỜ KHAI XIN VISA NHẬT BẢN
DU LỊCH NHẬT BẢN

Những nét lạ trong văn hóa của Nhật Bản

Trong văn hóa của Nhật Bản có những điều khiến nhiều khách đi du lịch Nhật Bản phải ngạc nhiên đó là:

– Cởi giày quay mũi dép ra ngoài trước khi vào nhà, vào nhà thì đi bằng dép nhẹ trong nhà.
– Lập tức nói cảm ơn, xin lỗi khi nhờ vả hay làm phiền
– Ăn những món sống như cá…
– Tập tục tặng quà Tết và quà Trung thu
– Ăn mù ramen hay Soba húp sùm sụp, theo quan niệm của người Nhật ăn như thế mới thể hiện cho người đầu bếp thấy được là món ăn rất ngon.
– Nhà vệ sinh kiểu Nhật, khi đi vệ sinh không biết phải quay vào hay quay ra, thực ra là quay vào.
– Không nên đưa tiền Tip khi ở Nhật

….

Văn hóa Nhật Bản là một điển hình về sự giao thoa giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Là nền văn hóa đã tạo nên sự phát triển của xã hội về vật chất cũng như tinh thần của con người cả đất nước Nhật Bản.

núi phú sỹ
Du lịch Nhật bản

Văn hóa Nhật Bản mang đậm bản sắc văn hóa riêng

Văn hóa Nhật Bản được kết hợp nhuần nhuyễn giữa văn hóa hiện đại đến truyền thống tạo nên nét đặc trưng trong văn hóa của con người Nhật Bản. Để có thể giải thích được về bản sắc dân tộc của văn hóa Nhật Bản có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Nhưng nổi bật là ý kiến cho rằng do đất nước Nhật Bản được bao quanh là biển đảo, chưa hề có cuộc chiến tranh xâm lược nào nên những điều kiện tự nhiên và xã hội đã tạo cho xã hội một sự thống nhất về văn hóa Nhật Bản.

Có ý kiến khác lại cho rằng chính điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt với nhiều thiên tai như động đất, sóng thần… đã tạo ra một ý chí, nghị lực kiên cường, đoàn kết chống lại thiên tai của người dân Nhật Bản. Không phải chịu cảnh chiến tranh nhưng người dân Nhật Bản lại phải đấu tranh với thiên nhiên và khí hậu đầy khắc nghiệt để đảm bảo cuộc sống đã tạo nên cho con người Nhật Bản dự cần cù, chịu khó và bền bỉ.

Cũng chính từ đó là tinh thần võ sĩ đạo được thể hiện như một lý tưởng, một lối sống đã mài sắc ý chí, nghị lực và quyết tâm. Tôn chỉ của võ sĩ có tám đức tính căn bản mà người võ sĩ phải rèn luyện đó là: Đức ngay thẳng, đức dũng cảm, đức nhân từ, đức lễ phép, biết tự kiểm soát mình, trung thành, trọng danh dự. Có nhiều tôn giáo du nhập vào Nhật Bản, nhưng chiếm đa số là Thần đạo và Phật giáo.

VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN
VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN

Phục trang cũng là nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa của Nhật Bản

Kimono là quốc phục của người dân Nhật Bản. Kimono được thiết kế như kiểu áo choàng, được giữ cố định bằng một vành khăn rộng cuộn vào người. Phụ kiện là một số dây buộc, dây đai và ống tay áo rộng thùng thình rất đặc trưng. Đi kèm với kimono, phụ nữ Nhật còn tạo nét duyên dáng bằng những búi tóc rất cầu kỳ với mái tóc được dựng cao còn những món tóc phía sau uốn lượn công phu.

Trong tín ngưỡng, người Nhật Bản quan niệm thực hiện những việc làm tốt sẽ đem lại may mắn. Đối với họ, bùa hộ mệnh – Omamori là vật phẩm mang may mắn. Fukusasa – cành tre may mắn cũng được xem là vật trang trí mang điều tốt lành. Ngoài ra, Sumo là niềm tự hào của thể thao, là tinh hoa văn hóa của Nhật Bản. Cách thức “ném muối” trong mỗi trận thi đấu Sumo cũng là nét văn hóa tín ngưỡng khá ấn tượng.

Văn hóa Nhật Bản là mô hình mẫu mực cho sự kết hợp giữa văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại. Tìm hiểu bản sắc văn hóa Nhật để mỗi du học sinh không khỏi bở ngỡ khi đến đây du học. Đồng thời có thể nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu tinh hoa văn hóa xứ sở Phù Tang.

KIMONO Thời Showa Heisei
KIMONO Thời Showa Heisei đến hiện tại

Con người trong văn hóa Nhật Bản

Con người là yếu tố then chốt tạo nên văn hóa Nhật Bản. Người Nhật được cả thế giới biết đến và khâm phục bởi sự chăm chỉ, chịu khó, ý thức học tập cầu tiến và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Ý thức cao của mỗi người dân Nhật Bản góp phần tạo nên một xã hội phát triển đỉnh cao và một nền văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc.

Người Nhật luôn đề cao phép lịch sự, luôn ngồi ngay ngắn khi làm việc lẫn khi ăn uống. Người Nhật tôn trọng thứ tự xếp hàng khi vào nhà hàng, khu mua sắm hay ngay cả khi vào nhà vệ sinh. Ở Nhật tuyệt nhiên không có tình trạng xô đẩy, chen lấn tại nơi công cộng.

Người Nhật còn cực kỳ thông minh, chăm chỉ và nhẫn nại. Sau thế chiến thứ 2, nước Nhật bị tàn phá nghiệm trọng, nền kinh tế rơi vào vực sâu của khủng hoảng. Thế nhưng, tính tới thời điểm hiện tại, Nhật Bản phát triển cực kỳ thịnh vượng, nằm ở Top 3 đầu tàu kinh tế của thế giới.

Chỉ số thành thật của người Nhật xếp hàng đầu thế giới, khó có nơi đâu sánh kịp. Tại Nhật, có những cửa hàng không có người trông coi, mà vẫn không bị mất cắp. Bên cạnh mỗi món hàng đều có giá tiền, và khách hàng cứ thế mua sắm. Bên cạnh đó, người dân xứ sở mặt trời mọc luôn coi trọng lời hứa. Họ cũng được khách quốc tế công nhận là “những cư dân thân thiện”, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác và đặc biệt sẽ tìm mọi cách để trả ơn người đã giúp đỡ họ.

Văn hóa Nhật Bản trong giao tiếp

Văn hóa Nhật Bản giao tiếp truyền thống có những quy tắc, lễ nghi mà mọi người đều phải tuân theo tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Những biểu hiện đầu tiên trong quá trình giao tiếp của người Nhật là thực hiện những nghi thức chào hỏi. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

Một quy tắc bất thành văn là “người dưới” bao giờ cũng phải chào “người trên” trước và theo quy định đó thì người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, thầy là người trên (không phụ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh), khách là người trên… Người Nhật sử dụng ba kiểu cúi chào sau:

VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG CHÀO HỎI
VĂN HÓA NHẬT BẢN TRONG CHÀO HỎI

1. Cúi chào bình thường

Với cách cúi chào này, thân người sẽ cúi xuống một góc khoảng 20 đến 30o sau đó giữ nguyên trong vòng 2 – 3 giây đối với người đang đứng.
Trong trường hợp nếu đang ngồi thì hãy đặt hai tay xuống dưới sàn. Lưu ý lòng bàn tay úp sấp và đặt cách nhau khoảng 10 đến 20 cm. Đầu cúi xuống thấp cách mặt đất khoảng 10 đến 15 cm.

2. Chào kiểu Saikeirei

Đây là kiểu chào được sử dụng ở trước bàn thờ hoặc trong những đền thờ của các Thần đạo, chùa của bên Phật Giáo, đứng trước quốc kỳ hoặc đứng trước Thiên hoàng.
Để thực hiện đúng kiểu cúi chào này cúi người từ từ xuống và rất thấp. Như vậy sẽ biểu thị được sự kính trọng đặc biệt sâu sắc đối với cấp trên.

3. Khẽ cúi chào

Đối với kiểu cúi chào này, hai tay để thẳng bên hông và đầu chỉ hơi cúi trong khoảng 2 giây. Đây là cách mà người Nhật chào nhau bình thường vài lần trong ngày. Nhưng nếu là lần đầu gặp nhau thì nên thi lễ chào còn đến những lần sau chỉ cần khẽ cúi chào là được rồi nhé!

Văn hóa của Nhật Bản – Nghệ Thuật Truyền Thống Geisha

Nói đến du lịch Nhật Bản, chắc hẳn ai cũng biết đến loại hình văn hoá của Nhật Bản truyền thống của đất nước Phù Tang xinh đẹp – đó chính là Geisha. Geisha là những nữ nghệ sĩ vừa có tài năng ca múa, vừa có tài kể chuyện, và được huấn luyện từ nhỏ. Ngày nay, Geisha vẫn còn hoạt động nhưng số lượng đã giảm sút do sự quan tâm của người dân đến loại hình nghệ thuật truyền thống đã suy giảm trần trọng.

Tuy nhiên, khi du lịch Gion Kyoto, du khách sẽ rất dễ dàng bắt gặp một Geisha Nhật Bản truyền thống. Đối với Geisha, họ rất coi trọng vẻ bề ngoài và khi đi làm, họ giữ nguyên văn hóa Geisha độc đáo, từ trang phục nhẹ nhàng đến cách trang điểm nổi bật cũng như dáng đi đứng chuyện trò đầy khuôn phép.

Geisha - VĂN HÓA CỦA NHẬT BẢN
Geisha NHẬT BẢN

Văn hóa Nhật bản trong trà đạo

Bắt đầu phát triển từ khoảng nửa cuối của thế kỷ VII, trà đạo trở thành một nghệ thuật đẹp của Nhật Bản. Cũng kể từ đó nghệ thuật thưởng thức trà đạo cũng đã trở thành một nét đẹp đặc trưng trong nền văn hóa Nhật Bản. Có thể đối với chúng ta, đó đơn thuần chỉ là một cốc trà bình thường. Thế nhưng, đối với người Nhật thì cốc trà đó lại rất đặc biệt bởi lẽ từ cốc trà đó có thể mở ra ở bên trong tâm hồn của người thưởng trà một chân trời rộng lớn hơn.

Đồng thời họ cũng đặt niềm tin rằng, bằng nghệ thuật thưởng trà cá nhân mỗi người có thể tìm được giá trị tinh thần cá nhân. Tinh thần và nét đẹp của trà đạo được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịch. Trong 4 từ đó: Hòa mang ý nghĩa là hòa bình; Kính có nghĩa là tôn kính hoặc tôn trọng người trên và yêu thương những người xung quanh mình; Thanh có nghĩa là thanh tịnh, là thanh khiết; còn Tịch tức là cái giới hạn mỹ học ở mức độ cao nhất của thế giới trà đạo an nhàn.

VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ
VĂN HÓA THƯỞNG TRÀ

Văn hóa của Nhật Bản – Tinh Thần Võ Đạo Samurai

Nhắc tới tinh thần võ sĩ đạo, người ta sẽ nghĩ ngay đến những chiến binh Samurai dũng mãnh, can đảm và không bao giờ lùi bước. Đây giống như một lý tưởng sống về những con người mạnh mẽ, sống đầy nghị lực và ý chí kiên cường, quyết tâm hướng đến mục tiêu. Để trở thành một võ sĩ đạo chân chính, phải tuân theo 7 quy tắc đạo đức phản ánh tinh thần võ sĩ đạo như: Ngay thẳng, dũng cảm, nhân từ, lễ phép, tự kiểm soát bản thân, danh dự và lòng trung thành. Ngày nay, Samurai không còn nữa nhưng tinh thần võ sĩ đạo ấy vẫn còn tồn tại trong mỗi người Nhật như một quy tắc sinh sống.

Văn hóa, truyền thống, con người Nhật Bản vẫn còn rất nhiều những điểm thú vị để chúng ta khám phá và tìm hiểu. Nếu có dịp tới đây này, đừng để cách trở văn hóa và ngôn ngữ làm những trải nghiệm của bạn trở nên kém trọn vẹn. Còn nếu bạn chưa có thời gian để đến thăm quốc gia xinh đẹp này thi cũng đừng buồn. Hãy tiếp tục đón đợi, XINVISAQUOCTE sẽ mang đến cho bạn những bài viết tiếp theo. Hãy trải nghiệm tour du lịch miễn phí này để khám phá những nét đẹp của văn hóa của Nhật Bản nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo