Văn hóa Trung Quốc – Thông tin bạn nên biết

Du lịch Trung Quốc không chỉ được cả thế giới biết đến là đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, công trình kiến trúc vĩ đại mà còn là nơi có nền văn hoá lâu đời cổ kính. Nếu có dịp vi vu qua đất nước Trung Hoa, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa Trung Quốc – những nét đặc trưng nổi bật, để chuyến tham quan của bạn được hoàn hảo và tránh những sai sót không đáng có nhé.

Trung quốc là một trong số nước có tổng số diện tích lớn đứng hàng thứ 4 của thế giới và xếp hàng đầu trên toàn cầu về dân số. Có lẽ vì thế mà đất nước này có thời kỳ lịch sử phức tạp nhằm khẳng định vị trí “đứng trên thiên hạ” về lãnh thổ, chính trị…. Vì lãnh thổ trãi dài trên khu vực Đông Á nên Trung quốc được thiên nhiên ban tặng nhiều phong cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Ở bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu về các thời kì của Trung Quốc cùng các vấn đề liên quan khác. Sau đây, Xinvisaquocte sẽ dẫn các bạn đi khám phá nhiều nét Văn hóa Trung Quốc khác nhé.

Dịch vụ xin visa Trung Quốc trọn gói: Xem Tại đây

Về con người trong văn hóa Trung Quốc

Trung Quốc hiện chính thức công nhận tổng cộng 56 dân tộc. Trong đó người Hán chiếm đa số. Với số dân hiện nay là 1,3 tỉ người trên tổng số dân toàn thế giới là 6,4 tỉ, Trung Quốc là nơi có xấp xỉ 20% loài người sinh sống. Trong quá trình quan hệ giao lưu giữa các dân tộc ở vùng đất Nam bộ, mặc dù một số phong tục, tập quán văn hóa trung quốc có sự giao thoa, gắn bó với phong tục, tập quán văn hóa của các dân tộc anh em trong cộng đồng. Nhưng ở một số nơi, người Hoa ngày nay vẫn còn lưu giữ lại một vài nét riêng của mình.

Người Hoa rất chú trọng đến những điều kiêng kỵ khi cất nhà, mở cửa tiệm, cở sở buôn bán, dựng vợ gả chồng cho con cái… Đặc biệt là việc cất nhà được bà con xem xét rất chu đáo, kỹ lưỡng. Đối với những dân tộc Á Đông, căn nhà là nơi trú ngụ quan trọng nhất của đời người, liên quan đến vận mệnh của những thành viên trong gia đình cùng việc thành bại của công ăn việc làm, buôn bán, đau yếu, bệnh hoạn – thì người Hoa càng cẩn trọng trong việc cất nhà- đến từng chi tiết nhỏ.

Văn Hoá Trung quốc trong Giao Tiếp

Theo kinh nghiệm du lịch Trung Quốc trọn gói, khác với các nước phương Tây, người phương Đông nói chung và người Trung Quốc nói riêng khá khắt khe trong vấn đề giao tiếp. Vậy nên, khi đi tour du lịch Trung Quốc 5 ngày, bạn nên lưu ý một số điều sau:

• Trong văn hoá giao tiếp của người Trung Quốc, khi chào hỏi, người Trung quan niệm rằng không nên ôm hay bắt tay quá chặt, mà thả lỏng người và tay hoặc nhẹ nhàng khi chào hỏi.

• Người có chức quyền cao nhất phải được hỏi trước, chứ không chào phụ nữ trước. Bên Trung Quốc họ vẫn duy trì lối sống theo phong kiến cổ hủ “trọng nam khinh nữ”, tôn trọng con trai hơn con gái.

• Nếu muốn giới thiệu một ai đó thì bạn nên đưa cả bàn tay hướng về phía người đó, không được dùng một ngón tay để chỉ về người đó.

• Người Trung Quốc rất thích trao đổi về chủ đề thể thao như bóng đá, mức lương hay tình trạng hôn nhân và đặc biệt không thích đề cập đến vấn đề chính trị.

Văn hóa Trung quốc trong nói chuyện trên bàn ăn

Với người Trung, trên bàn ăn cũng cần có những phép tắc nhất định. Họ xem bữa ăn như một cách để kết nối mọi người lại và đánh giá một con người. Mối quan tâm của họ về cách nói chuyện đó là:

• Đối tượng có phong cách nói chuyện trên bàn ăn như thế nào? Trên bàn ăn, bạn cần bắt đầu một câu chuyện vui vẻ, khiến cho mọi người thoải mái, không nên chỉ ngồi ăn.

• Bạn nên mời người lớn tuổi, người có địa vị cao ngồi ở vị trí trung tâm và mời họ dùng trước để thể hiện lễ nghĩa,…

• Đũa là một giá trị tinh thần trong văn hóa ăn uống của người Trung quốc, khi ăn bạn không nên dùng đũa để chỉ trỏ, hay cắm đũa vào bát cơm. Vì nó thiếu tôn trọng cũng như gợi nên những liên tưởng trong đám tang.

• Không nên gõ đũa, thìa lên chén vì họ quan niệm rằng thói quen đó chỉ có ăn xin mới làm như vậy và nó sẽ mang lại điều không lành cho gia chủ.

• Không được tự ý rót rượu/ bia cho bản thân, cấp trên sẽ rót cho cấp dưới, đàn ông sẽ rót rượu cho phụ nữ.

NHỮNG ĐIỀU CẦN HẠN CHẾ KHI GIAO TIẾP VỚI TRUNG QUỐC

Người Trung Hoa có rất nhiều quy tắc, và một số điều ngầm bị cấm kỵ, kinh nghiệm ở Trung Quốc không nên làm một số điều đó là:

• Kiêng những gì có liên quan đến số 4, vì từ này có âm điệu tương đối giống từ “tử” (chết).• Không tặng đồng hồ vì “đồng hồ” có đồng âm với “đi dự một đám tang” và không tặng đồng hồ treo tường vì giống từ “trung kết” nghĩa là hết, phá sản.
• Không nên nói từ chối quá nhiều, có thể đổi sang cách nói khác như: Để tôi xem xem, việc này hơi khó, tôi sẽ suy nghĩ,…
• Không chia tiền nếu mời người Trung đi ăn vì nó cho thấy bạn yêu quý và kính trọng họ, và cũng như không được giành trả tiền nếu họ mời bạn đi ăn.

Văn hóa nghệ thuật

• Có thể nói văn hóa nghệ thuật của Trung Quốc là một đề tài bất tận cho bất kỳ ai muốn nghiên cứu về văn hóa Trung Quốc. Nó bao gồm rất nhiều lĩnh vực từ văn học, thơ ca, kịch,… cho đến kiến trúc, mỹ thuật,… Trong đó, nét đặc sắc nhất mà khi du lịch Trung Quốc nhất định bạn phải thử qua đó chính là xem một vở kinh kịch, khám phá những công trình kiến trúc đồ sộ và đến những làng nghề thủ công.

• Kinh kịch Trung Quốc hay còn gọi là “Ca kịch phương Đông” được manh nha từ thời thời Trung Hoa cổ, chín muồi vào thời Tống, Kim Nguyên, Minh nhưng đến đời nhà Thanh môn nghệ thuật này mới bắt đầu nở rộ. Kinh kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp, bằng cả quá trình thể hiện hợp nhất giữa “Ca, nói, biểu hiện, đấu võ, vũ đạo”, để thuật lại các cốt truyện, khắc họa nhân vật. Các nhân vật trong Kinh kịch chủ yếu được chia làm bốn vai lớn là: Sinh (vai nam), Đán (vai nữ), Tịnh (vai tà), Sửu (vai hề), ngoài ra còn có một số vai phụ.

Thành tựu về Nho giáo và Phật giáo

Nho giáo đóng vai trò trung tâm trong hệ tư tưởng phong kiến và cũng được coi là vũ khí quan trọng để bảo vệ chế độ quân chủ. Vào thời nhà Đường, Phật giáo rất phổ biến ở Trung Quốc và thu hút sự chú ý của mọi người. Lúc bấy giờ, có nhiều nhà sư nổi tiếng như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã có cơ hội sang Ấn Độ để nghiên cứu giáo lý nhà Phật. Ngoài ra, nhiều nhà sư lớn nhỏ từ các nơi khác nhau đã đến Trung Quốc để truyền đạo. Phật giáo Trung Hoa phát triển lớn mạnh và gây được tiếng vang lớn phần lớn là do Phật giáo truyền thừa.

Do sự quan tâm lớn của công chúng đối với Phật giáo, ngày càng có nhiều sách về kinh Phật được in bằng chữ Hán để đáp ứng nhu cầu của độc giả. Không chỉ vậy, vị vua của triều đại Bắc Tống còn rất sùng mộ đạo Phật. Ông xây chùa, đúc tượng và làm nhiều sách. Ông cũng khuyên nhiều nhà sư ở Ấn Độ tìm hiểu thêm về Phật giáo. Có thể nói, Phật giáo có một vị trí rất lớn trong nền văn hóa Trung Quốc thời phong kiến.

Thành tựu về Kỹ thuật

Một trong những thành tựu vĩ đại của văn hóa Trung Quốc là đã phát minh ra: giấy, in ấn, la bàn và thuốc súng. Đây là đóng góp to lớn của người Trung Quốc cho nền văn minh thế giới. Năm 105, người Trung Quốc phong kiến đã có một bước đột phá mạnh mẽ và sáng tạo khi phát minh ra giấy vệ sinh từ vải mỏng, vỏ cây, dây gai,….. Công nghệ in ấn cũng được người Trung Quốc phát triển khá mạnh mẽ.

Thay vì in chữ rời trên gạch hay giấy, người Trung Quốc chữa chữ rời bằng đồng. Với sự phát triển của ngành in ấn, việc truyền bá văn hóa trung quốc, tôn giáo và tri thức trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoại trừ việc Trung Quốc thời phong kiến đã sáng tạo ra la bàn để xác định phương hướng. Ngay sau khi người Trung Quốc phát hiện ra từ tính và đá nhiễm từ, người ta đã phát minh ra la bàn. Ngoài ra, thuốc súng cũng là một trong những phát minh quan trọng nhất của nền văn hóa phong kiến.

Võ thuật Trung Hoa

Võ thuật Trung Hoa đã có lịch sử hàng nghìn năm, là cách gọi chung của võ thuật và khí công của Trung Quốc, do người dân Trung Hoa sáng tạo ra. Đây là một di sản quý giá của văn hóa truyền thống Trung quốc. Khoảng đầu thế kỷ XX, khi triều đại nhà Thanh sụp đổ, võ thuật Trung Quốc đạt đến một vị thế mới và dần trở thành một môn phái võ thuật thiên về tính thể thao, hay còn gọi là wushu. Võ thuật ngày này được cổ vũ phát triển như một phương thức luyện tập thể dục.

Văn Hoá Ẩm Thực Đặc Trưng Của Người Trung Quốc

Có thể nói sự tinh tế trong các món ăn của Trung Quốc chính là sự hội tụ đầy đủ từ hương – sắc – vị cho đến cách bài trí món ăn thú vị. Sự rộng lớn của đất nước Trung Quốc dẫn tới sự đa dạng về sản vật cũng như sự khác biệt rõ ràng giữa các miền văn hoá trung quốc trong ẩm thực. Trung Quốc có 8 vùng phổ biến tạo nên 8 trường phái ẩm thực bao gồm: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô, An Huy.

Các món ăn Trung Quốc đều được đảm bảo sự tinh tế đẹp mắt, dậy hương, đậm vị và cách trang trí đơn giản ấn tượng. Ẩm thực Trung Hoa thường được chế biến theo phong cách hầm, ninh, xào, hấp, rang, luộc, om, nhúng… mỗi một cách chế biến đem lại dư vị và cảm nhận khác nhau cho thực khách, đặc biệt các món ăn còn bổ dưỡng bởi sự kết hợp tài tình giữa các thực phẩm và các vị thuốc như hải sâm, thuốc bắc…

Văn hóa Trung Quốc – Nét đẹp trang phục truyền thống

Trang phục đặc trưng và truyền thống của người Trung quốc là xường sám (xườn xám) hay thường được gọi là áo dài Trung quốc, dùng cho cả nam và nữ. Nguồn gốc chiếc áo này có từ thời Mãn Thanh là kiểu áo được may với phần cổ cao tròn, ống tay hẹp, bốn mặt đều có xẻ tà và khuy chặn, thắt đai lưng, bề mặt chất liệu sử dụng nhiều loại da thuộc.

Theo thời gian, cùng với sự giao thoa với các nền văn hóa khác du nhập vào Trung quốc thiết kế của chiếc xường sám có thiết kế thay đổi một tí từ cổ áo, ống tay, kể cả chất liệu may áo cũng đa dạng hơn. Đến khoảng đầu giữa thế kỷ 20, đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục của chiếc áo này là thiết kế ôm sát thân, hai bên vạt áo xẻ,….

Văn hóa Trung Quốc trong Nghệ thuật trà đạo

Trà đạo Trung Quốc là nghệ thuật uống trà với mục đích thực hành Đạo. Uống trà để rèn luyện tâm tính, hiểu đạo và cũng là để tu thân. Trà đạo Trung Quốc là kết hợp của tôn giáo, triết học, thẩm mỹ, đạo đức và nghệ thuật. Thưởng trà của người xưa không chỉ đơn giản là uống trà, mà còn là một nét tinh tế, cảm nhận từng vị trà, nhâm nhi ly trà, bình phẩm về một tác phẩm hội họa, đàm thoại về những lời răn dạy của cổ nhân. Có thể nói, thưởng trà được nâng lên sự tinh tế tuyệt vời của nghệ thuật, tao nhã và thanh khiết.

Trung quốc – đất nước hơn ngàn năm văn hiến, một trong cái nôi của nền văn minh nhân loại đã tạo cho quốc gia này sự hấp dẫn rất đáng kể. Tuy cũng có nhiều tai tiếng về cả chính trị, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc, ước vọng bành trướng,… Nhưng có thể bạn tạm quên những điều không hay đó để tận hưởng cuộc khám phá để có những trãi nghiệm tuyệt vời nhất. Nhiều năm nay, Trung Quốc vẫn luôn là điểm đến du học mơ ước cho nhiều sinh viên quốc tế và cả sinh viên Việt Nam. Nếu có cơ hội được chứng kiến tận mắt, bạn sẽ thật sự bị choáng ngợp bởi một nền văn hóa trung quốc có một không hai này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi điện cho tôi Facebook Messenger Chat Zalo
Gọi ngay Messenger Zalo